Nghiên cứu mô phỏng vỡ đập chứa nước để cảnh báo nguy hiểm cho người dân

Như Quỳnh| 16/11/2018 08:51

KHPTO - Vào mùa mưa lũ, sự mất an toàn về công trình hồ đập có thể gây ra hậu quả hết sức nặng nề cho cơ sở hạ tầng, tài sản và tính mạng của người dân sống ở hạ du công trình. Một nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học bách khoa Đà Nẵng, Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bình Định, Chi cục thủy lợi Bình Định đã nghiên cứu mô phỏng vỡ đập hồ chứa theo các kịch bản khác nhau, áp dụng cho công trình hồ chứa nước Định Bình.

Từ việc nghiên cứu tổng quan về vỡ đập hồ chứa, kết quả tính toán mô phỏng vỡ đập Định Bình theo 4 kịch bản và các phân tích ở trên, nhóm nghiên cứu đi đến một số kết luận:

- Xây dựng kịch bản vỡ đập là thực sự cần thiết đối với các công trình hồ chứa nước, đặc biệt là các công trình có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn như hồ chứa nước Định Bình.

- Mô hình MIKE 11 tích hợp mô đun tính vỡ đập là phù hợp để tính toán vỡ đập hồ chứa và truyền lũ đối với sông ở vùng đồi núi và trung du, phạm vi nghiên cứu trong bài báo này từ hồ Định Bình đến đập dâng Văn Phong là phù hợp. Tuy nhiên, khi truyền lũ về đồng bằng, mô hình này nên kết hợp với các mô hình thủy lực 2 chiều như MIKE 21, MIKE FLOOD để nâng cao tính chính xác.

- Đối với sự cố vỡ đập bê tông thì thời gian phát triển vết vỡ nhanh (từ 0,1 đến 0,5 giờ), do đó giá trị lưu lượng lớn nhất qua vết vỡ và thời gian truyền lũ không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời gian phát triển vết vỡ. Tuy nhiên, giá trị này lại phụ thuộc rất lớn vào kích thước bề rộng vết vỡ.

- Các kết quả về thời gian truyền lũ, mực nước lũ lớn nhất là những số liệu hết sức cần thiết để xây dựng bản đồ ngập lụt cho hạ du để đưa ra các cảnh báo cần thiết cho chính quyền và người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghiên cứu mô phỏng vỡ đập chứa nước để cảnh báo nguy hiểm cho người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO