Ngành bán lẻ Việt Nam làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh ?

Anh Thư| 17/11/2016 21:39

Việt Nam đã ký kết thành công hiệp định thương mại tự do (FTA) với 55 nền kinh tế. Các hiệp định này sẽ mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp bán lẻ các cơ hội để phát triển, tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ suy giảm khả năng cạnh tranh nếu khôn

Thực tế cho thấy, mặc dù được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng vào bậc nhất khu vực, do cơ cấu dân số trẻ và sức mua ngày càng được cải thiện, tuy nhiên thị phần chủ yếu của thị trường bán lẻ lại chủ yếu tập trung vào các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài lại đang thể hiện ưu thế vượt trội so với các doanh nghiệp nội địa. Nhóm nghiên cứu Nguyễn Duy Hùng, Vũ Thùy Dương, Phùng Thị Bích Thủy, Trường đại học Ngoại thương đã phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ tại Việt Nam và đưa ra những giải pháp.
Nhiều giải pháp cần làm ngay 
Thứ nhất, về vấn đề tiêu chuẩn hoá chất lượng. Hiện nay, các điểm bán lẻ tại Việt Nam nhất là điểm bán lẻ truyền thống vẫn chưa có các quy định về đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn trong thiết kế. Các điểm bán lẻ vẫn được thành lập một cách tự phát và có quy mô tương đối nhỏ. Ngoài ra, các hoạt động kiểm tra vẫn còn lỏng lẻo và chưa có sự thống nhất trên bình diện quốc gia. Các hệ thống quản lý chất lượng hiện nay cần được tiêu chuẩn lại và thống nhất áp dụng trên cả nước. Các cơ quan chuyên trách cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá với một chuẩn mực thống nhất trên cả ba phương diện: quy mô cửa hàng, số lượng hàng hoá tối thiểu và quy định về chất lượng theo từng danh mục sản phẩm. 
Thứ hai, về việc huy động vốn cho doanh nghiệp. Hiện nay, có thể nói, các doanh nghiệp bán lẻ đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ nhất là doanh nghiệp bán lẻ mới thành lập có quy mô nhỏ và siêu nhỏ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và giải ngân các khoản hỗ trợ. Chính phủ cần lập cơ quan chuyên trách, có chuyên môn về thẩm định dự án và trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp bán lẻ mới thành lập mà đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, cần được xem xét hỗ trợ về cơ sở hạ tầng.
Thứ ba, về việc hỗ trợ các nhà bán lẻ truyền thống. Hiện nay, bán lẻ hiện đại mới chiếm 25% tổng mức bán lẻ trên cả nước. Nguyên nhân cho tình trạng này đến từ việc dân cư ở nông thôn và ngoại thành chưa có thói quến mua sắm tại các điểm bán lẻ hiện đại. Ngoài ra, điểm bán lẻ hiện đại thường có quy mô hoạt động lớn, đa dạng trong sản phẩm, áp dụng công nghệ trong hoạt động bán hàng, nhiều nhà doanh nghiệp bán lẻ truyền thống không đáp ứng được các điều kiện nói trên nên vẫn trung thành với phương thức bán hàng truyền thống. Để giải quyết cho tình trạng này, Chính phủ cần có những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống các điều kiện cần thiết để chuyển đổi sang hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại. Ngoài ra, cũng cần có kế hoạch chi tiết và quy hoạch những hình thức bán lẻ truyền thống sang hình thức bán lẻ hiện đại. 
Thứ tư, về đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp bán lẻ. Song song với các điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ, cần gấp rút xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực bán lẻ. Các doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động bán lẻ cần đạt những chứng chỉ quy định, đồng thời tham gia định kỳ vào các hoạt động bồi dưỡng. 
Bản thân doanh nghiệp cần nỗ lực hơn
Song song với các hoạt động hỗ trợ từ chính phủ và các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp bán lẻ cần cải thiện một số điểm sau nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. 
Thứ nhất, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp trên thế giới cho thấy, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần chủ động trong công tác bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực thông qua chính trung tâm phát triển nguồn nhân lực của mình. Trung tâm phát triển nguồn nhân lực này sẽ đảm bảo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với văn hoá của chính doanh nghiệp đó và giải quyết được bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực. 
Thứ hai, các doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược hợp tác phù hợp. Những thương hiệu bán lẻ nổi tiếng thế giới khi đầu tư vào thị trường mới như Việt Nam thường lựa chọn phương án hợp tác với đơn vị đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Chính điều đó gợi mở cho các doanh nghiệp Việt Nam phương án xây dựng chiến lược phù hợp. Thay vì đợi các doanh nghiệp nước ngoài tìm đến mình, các doanh nghiệp Việt Nam cần lựa chọn và tìm đối tác phù hợp. Các thương hiệu nước ngoài với phong cáhc quản trị quốc tế cùng đội ngũ nhân lực và phong cách vận hành chuẩn mực sẽ là những bài học giá trị cho doanh nghiệp Việt Nam
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngành bán lẻ Việt Nam làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO