Mở “tài khoản tiết kiệm” cho xương của trẻ

BS. ANH NGUYỄN| 21/07/2020 23:30

KHPTO - Gần đây, Viện quốc gia về bệnh cơ xương khớp Hoa Kỳ đã ví von sức khỏe xương như một tài khoản ngân hàng. Chắc hẳn nhiều cha mẹ chưa nghĩ đến sự cần thiết của việc chăm lo sức khỏe xương cho trẻ, phần lớn nghĩ rằng trẻ còn lớn còn cao còn khỏe, không cần lo lắng. Nhưng khoa học chứng minh, lúc trẻ chạm đến mốc 20 tuổi thì đã khá muộn màng.

Vì sao cần chăm sóc phát triển xương sớm?

Mở “tài khoản tiết kiệm” chỉ là một hình ảnh ví von để các cha mẹ hiểu rằng: mô xương là một loại mô sống liên tục có chuyển hóa và đổi mới. Điều này có nghĩa là mô xương sẽ bị mất đi và được tạo ra mới. Tuy nhiên, từ 30 tuổi, hoạt động mất đi nhanh hơn và phần lớn phụ thuộc vào khoản “tiền đã được đầu tư” trước 20 tuổi của trẻ.

Nếu “số tiền đầu tư” này đủ lớn, xương khỏe mạnh và tỷ lệ mất xương cũng chậm hơn. Việc đầu tư để xương của trẻ phát triển khỏe mạnh để đạt đủ độ dài, độ cứng và dẻo dai không chỉ mang lại sức khỏe về xương, mà còn cho trẻ sự tự tin hơn về thể chất cao lớn.

Ngoài ra, một báo cáo gần đây của TS. Vuoksimaa, Đại học Helsinki (Phần Lan) còn cho thấy vùng chất xám trong não bộ phát triển tỷ lệ thuận với chiều cao. Vùng chất xám này quy định khả năng nhận thức và tư duy của con người.

Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe xương?

Thực ra, khi nói về sức khỏe xương bạn cần phải nhớ: hoạt động thể chất, dinh dưỡng và duy trì lối sống tốt.

1. Hoạt động thể chất:

Đây là yếu tố quan trọng để kích thích sự phát triển xương cả về chất và về lượng, làm nó khỏe mạnh hơn. Các hoạt động khuyến khích trong độ tuổi dưới 5 là đi dạo, vui chơi ngoài trời. Sau 5 tuổi, nên cho trẻ tham gia một số môn thể thao như bơi lội, thể dục dụng cụ, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá...

2. Dinh dưỡng:

Sự phát triển xương phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, đó là calci. Mô xương trong cơ thể cũng được biết với trách nhiệm duy trì ổn định nồng độ calci trong máu để ổn định nội môi. Do đó, việc duy trì nguồn nguyên liệu này là rất quan trọng.

Tuy nhiên, nguồn calci được xem là an toàn và hấp thụ tốt nhất là từ thực phẩm hàng ngày như bơ, trứng, sữa, cá, tôm... Phần lớn trẻ dưới 5 tuổi thường có đủ calci vì chế độ ăn của trẻ chủ yếu là sữa và các thực phẩm chứa sữa hoặc giàu calci.

Nhưng đừng quên calci thôi chưa đủ, cần có vitamin D để giúp cho quá trình hấp thụ calci vào sử dụng cũng như trong việc ngăn ngừa các vấn đề như còi xương ở trẻ. Do đó, trẻ dưới 5 tuổi cần 400 IU/ngày.

Vitamin K gần đây được biết đến với vai trò kích hoạt các Osteocalcin để chúng thực hiện nhiệm vụ liên kết calci trong máu để chuyển chúng đến xương hiệu quả. Cụ thể, nghiên cứu của TS. Van Summeren, Đại học Utrecht, Hà Lan thực hiện trên trẻ em khỏe mạnh ở độ tuổi 11 cho thấy, tình trạng đủ vitamin K đã kích hoạt Osteocalcin hoạt động đáng kể, gia tăng rõ rệt hơn về khối lượng xương, hàm lượng khoáng xương.

Nhu cầu vitamin K hàng ngày theo từng độ tuổi sẽ khác nhau. Dưới đây là khuyến nghị của Viện y học sức khỏe Hoa Kỳ:

- Trẻ 1 - 3 tuổi cần khoảng 30 mcg/ngày.

- Trẻ 4 - 8 tuổi cần khoảng 55 mcg/ngày.

- Trẻ 9 - 13 tuổi cần khoảng 60 mcg/ngày.

Vitamin K có 2 loại phổ biến trong tự nhiên là vitamin K2 và K1, trong đó K2 hoạt động ổn định và được nghiên cứu nhiều liên quan đến xương. Vitamin K2 thường có 2 dạng phổ biến là MK4 và MK7, trong đó MK7 được nghiên cứu có sinh khả dụng cao hơn và thời gian tồn tại trong cơ thể lâu hơn so với MK4.

Thực tế, tùy vào nguồn thực phẩm và điều kiện gia đình, cha mẹ có thể lựa chọn thực phẩm để việc lấy đủ K1 hay K2 hoặc cả hai như hướng dẫn ở trên đều được.

- Vitamin K1 được tìm thấy trong các loại rau xanh cho lá hay trong dầu thực vật. Trẻ được khuyến khích ăn một bữa rau cho lá/ngày (tương đương một nắm tay của trẻ) hoặc chỉ tầm 5 nắm tay/tuần là đủ lượng vì vitamin K có thể lưu trữ trong gan và có thể bù khuyết điều chỉnh khi cơ thể cần trong tuần.

- Vitamin K2 (đặc biệt dạng MK7) có thể được tìm thấy trong các sản phẩm lên men như món đậu natto Nhật Bản, một số loại phô mai, sữa chua... Cha mẹ có thể giới thiệu các thực phẩm chứa vitamin K2 trong bữa ăn phụ của trẻ.

- Nếu trẻ ăn uống ít đa dạng và không đáp ứng đủ nhu cầu vitamin K2 từ thực phẩm nên xem xét bổ sung để phối hợp với vitamin D3 đưa calci đến được đúng đích tại xương.

- Dạng vitamin D3, K2 thích hợp cho trẻ nên ở dạng xịt hoặc nhỏ giọt hơn là dạng viên. Dạng xịt trực tiếp vào miệng như Dimao vitamin D3 và Keovon vitamin K2 – MK7 được đánh giá tiện dụng, chia liều chuẩn, gia tăng khả năng hấp thụ vitamin D3, K2 cũng như sự thích thú hợp tác của trẻ.

3. Duy trì lối sống lành mạnh:

- Hạn chế ăn các thức ăn bánh kẹo, binbin giàu đường và chất béo không tốt trước 5 tuổi.

- Tránh các hoạt động thụ động trên màn hình tivi/iPad nhiều hơn 60 phút/ngày với trẻ từ 2 tuổi.

- Hạn chế thừa cân béo phì cho trẻ sau 2 tuổi. Đặc biệt với các bé thích uống sữa và uống trên 1.000 ml/ngày ở độ tuổi này hoặc lớn hơn sẽ dễ có nguy cơ thừa cân béo phì.

- Giúp trẻ tham gia các hoạt động vui chơi hoặc sinh hoạt nhóm để tăng khả năng giao tiếp xã hội của trẻ thông qua các hoạt động như diễn kịch, kể chuyện, đánh cờ... Điều này giúp giảm tỷ lệ lo lắng và tự kỷ ở nhóm trẻ độ tuổi đi học, đặc biệt là các trẻ ở thành thị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mở “tài khoản tiết kiệm” cho xương của trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO