Mô hình nuôi lươn không bùn

DIÊN THỊ THU THÙY| 21/08/2019 11:21

KHPTO - Mô hình nuôi lươn không bùn tại hộ ông Bùi Hữu Phước ngụ khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên - An Giang, diện tích nuôi 12 m2, nuôi trong bể bạt, cho thu nhập khá nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật và kinh nghiệm từ nhiều năm nuôi lươn.

Theo ông Phước, nuôi lươn không khó, dễ chăm sóc, dễ quản lý, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích đất trong gia đình để nuôi. Ông còn cho biết thêm, bể nuôi tùy điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình mà thiết kế sao cho phù hợp, đa phần bể xi măng hay bể lót bạt, khi trời mưa tiến hành rút bớt nước để phòng tràn bồn và thất thoát, ống thoát nước phải có đường kính 90 mm để thoát nước một cách triệt để hoàn toàn. Thường xuyên theo dõi loại bỏ lươn chết làm ảnh hưởng môi trường nước. Thức ăn chính cho lươn là thức ăn viên công nghiệp để đảm bảo độ đạm cao và ăn thêm cá tạp, ốc... phải còn tươi sống, không bị thối và không có hóa chất bảo quản. Nếu dùng cá tạp cho lươn ăn, nên xay nhuyễn, làm ruột, rửa sạch hay cắt nhỏ pha trộn thêm. Nếu thức ăn dư thừa, hôi, sẽ dễ bị bệnh. Cứ 3,5 - 4 kg thức ăn sẽ thu hoạch 1 kg lươn thương phẩm. Cứ 3 - 4 ngày là thay nước một lần.

Quan trọng là con giống. Chọn con giống phải có trọng lượng đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, da màu vàng sẫm, trơn, nhớt, da không bị sây xước... là được. Nuôi lươn không khó, vấn đề quan trọng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của lươn, nếu phát hiện lươn bệnh phải cách ly và điều trị kịp thời - ông Phước cho biết. Thời gian đầu khi thả lươn vào bể nuôi, lươn hay bị “sốc môi trường”, hay bệnh sốt nóng, biểu hiện thải nhiều nhớt, xoắn mình vào nhau, ngoi đầu lên mặt để thở, nếu để nặng, lươn có thể bị xuất huyết và chết hàng loạt. Khi nuôi nên thường xuyên kiểm tra bể nuôi, không để rắn, ếch, chuột xâm nhập vào bể sẽ gây thiệt hại Khác nuôi lươn có bùn, nuôi lươn không bùn có thể kiểm soát được dịch bệnh, còn nuôi lươn có bùn thì không kiểm soát được dịch bệnh. Ngoài ra, còn tận dụng được diện tích đất trong gia đình để nuôi. Ông Phước còn sáng kiến thêm trồng rau trên mặt bể sẽ làm ổn định môi trường nuôi và giúp lươn phát triển tốt, rau có thể đem bán, khi cần ăn không phải mua, đặc biệt là không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Khi cho lươn ăn phải luôn nắm vững 4 nguyên tắc “định chất, định lượng, định vị trí, định thời gian”. Màu sắc lươn ảnh hưởng đến thức ăn, sử dụng đạm 40% lươn sẽ phát triển tốt hơn. Ông còn cho biết thêm, bổ sung ốc, cá, hến..., màu sẽ vàng và đẹp hơn, bán được giá cao hơn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.

Lươn là loài thủy sản nuôi phổ biến, thịt ngon, bổ nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Thông thường, thời gian nuôi từ 8 - 10 tháng, trọng lượng nuôi đạt 4 - 5 con/kg là có thể xuất bán được. Ước tính với giá 140.000 - 160.000 đồng là người nuôi đã có lời (khi bán phân loại như loại 1 giá cao hơn, loại 2 giá thấp hơn).

Thuận lợi của mô hình này là tiết kiệm nhiều chi phí, dễ quản lý, chăm sóc. Nhận thấy đây là mô hình nuôi lươn phù hợp với những gia đình có ít hoặc không có đất sản xuất nông nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mô hình nuôi lươn không bùn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO