Khung thời vụ và cơ cấu giống lúa phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long

NGA HOÀNG| 09/07/2019 08:50

KHPTO - Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vựa lúa của cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã gây nên hạn hán, xâm nhập mặn vào đất trồng lúa. Để đảm bảo tính bền vững của sản xuất thì yếu tố thời vụ và giống lúa là những điều kiện cần phải tập trung chuyển đổi theo hướng thu gọn thời vụ, bố trí cơ cấu giống hợp lý. Cục trồng trọt khuyến nghị nông dân đồng bằng sông Cửu Long nên tuân thủ khung thời vụ và cơ cấu giống lúa như sau:

Khung thời vụ chính đề nghị cho các vụ

Vùng 2 vụ lúa

- Vụ đông xuân - hè thu:

Vụ đông xuân: từ 1/11 đến 30/12

Vụ hè thu: từ 1/5 đến 30/6

- Vụ hè thu - mùa:

Vụ hè thu: từ 15/4 đến 15/5

Vụ mùa: giống địa phương: mạ tháng 7, cấy tháng 8, 9. Giống cao sản: xuống giống 15/8 đến 15/9.

Vùng 3 vụ lúa:

- Vụ đông xuân: từ 10/11 đến 30/12

- Vụ hè thu: từ 15/4 đến 15/5

- Vụ thu đông: từ 20/7 đến 20/8

Các tỉnh thiết lập thời vụ xuống giống hàng tháng cho các huyện, xã trong tỉnh gồm: diện tích, vùng xuống giống, thời gian xuống giống, cơ cấu giống theo thời vụ chính đề nghị nêu trên. Ngoài khung thời vụ chính, việc bố trí xuống giống theo các tháng trong năm phải được lập kế hoạch và theo dõi chặt chẽ, thống kê đầy đủ và có các giải pháp chỉ đạo phù hợp.

Cơ cấu giống lúa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vụ đông xuân

- Cơ cấu nhóm giống lúa chính:

+ Nhóm giống lúa chủ lực: OM5451, Đài Thơm 8, OM6976, OM4900, OM7347, OM4218, IR50404...

+ Nhóm giống lúa nếp và thơm đặc sản: Jasmine 85, VD20, ST5, RVT, Nàng Hoa 9, nếp IR4625, nếp Bè...

+ Nhóm giống chất lượng trung bình có thể duy trì với tỷ lệ 15% trong cơ cấu giống.

- Một sốgiống lúa chịu mặn:

+ Đa số các giống cải tiến ngắn ngày OM6976, OM5451, OM9921, OM5621, OM6677, ST5... chỉ chịu được mặn ở mức độ trung bình - khá (từ 2 - 3%); khi độ mặn từ 4% trở lên năng suất giảm, không đạt hiệu quả kinh tế.

+ Các giống lúa chịu mặn ở mức độ khá hơn (khoảng 4%) là Một bụi đỏ, OM2517, OM9577, OM5464... nhưng không vượt được ngưỡng trên 5%.

+ Hiện chưa có giống lúa cải tiến ngắn ngày chịu được mức độ mặn ở mức trên 5% mà vẫn cho năng suất ở mức đảm bảo có hiệu quả kinh tế. Với mức độ xâm nhập mặn như hiện nay, việc chỉ sử dụng giống lúa chống chịu mặn là chưa đủ và hiệu quả.

+ Việc sử dụng giống cho vùng xâm nhập mặn hiện nay nên sử dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu mặn ở mức khá, kết hợp với bố trí thời vụ để né mặn đỉnh cao giai đoạn trổ bông.

- Cơ cấu giống lúa cho các tiểu vùng sinh thái:

Từ các nhóm giống lúa trên, tùy theo tiểu vùng sinh thái mà các địa phương sẽ chọn lựa cơ cấu giống cho địa phương mình. Cơ cấu giống lúa cho từng tiểu vùng sinh thái vụ đông xuân 2018 - 2019 được đề xuất như sau:

+ Vùng tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên: ưu tiên sử dụng các giống lúa có khả năng thâm canh cao, chất lượng khá - tốt: OM4900, OM7347, OM6976, OM4218, OM5451, Đài Thơm 8, Jasmine 85.

+ Vùng Đồng Tháp Mười: ưu tiên áp dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu phèn mặn trung bình - khá: IR50404, VD20, OM6976, OM4218, OM4900, OM5451, Đài Thơm 8,...

+ Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu: ưu tiên sử dụng các giống

lúa cao sản chất lượng cao: Jasmine 85, OM4900, OM6976, OM4218, OM5451, Đài Thơm 8,...

+ Vùng ven biển Nam bộ: ưu tiên áp dụng giống ngắn ngày, chịu được điều kiện khó khăn: OM4900, OM6976, OM5451, Đài Thơm 8, IR50404...

Vụ hè thu

- Cơ cấu nhóm giống lúa chính:

Theo dự báo thị trường tiêu thụ lúa gạo và khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lúa trong vụ hè thu, đề xuất cơ cấu giống lúa như sau:

+ Nhóm giống lúa CLC: OM5451, OM6976, OM4900, OM7347, OM4218 chiếm tỷ lệ 50 - 60%.

+ Nhóm giống thơm: Jasmine 85, VD20, ST21, ST24, RVT, Nàng Hoa 9, Đài Thơm 8… chiếm tỷ lệ 20 - 25%.

+ Nhóm nếp: nếp IR4625, nếp Bè…: chiếm tỷ lệ 5 - 7%.

+ Các giống lúa Japonica: chiếm tỷ lệ 5 - 7%

+ Nhóm giống chất lượng trung bình: IR50404, OM576... có thể duy trì tỷ lệ 15% trong cơ cấu giống.

- Các giống lúa chống chịu phèn mặn:

+ Các giống chịu mặn trung bình (khoảng 2%): OM6976, OM5451, OM9921, OM6677...

+ Các giống lúa chịu mặn khá (3 - < 4%): Một bụi đỏ, OM2517, OM9577, OM9955, OM6677, OM5464, OM5464, GKG1....

- Đề xuất cơ cấu giống lúa cho các tiểu vùng sinh thái:

+ Vùng tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên: ưu tiên áp dụng các giống lúa thâm canh cao, chất lượng khá - tốt: giống chủ lực: OM5451, OM4900, OM6976, OM2517, OM7347, Đài Thơm 8 và IR50404...; giống bổ sung: OM2717, OM6162, AS996, RVT, OM4218, Jasmine 85,..

+ Vùng Đồng Tháp Mười: ưu tiên áp dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu phèn mặn trung bình - khá: giống chủ lực: IR50404, OM4218, OM5451, OM6976, OM4900...; giống bổ sung: OM576, VD20, OM7347, Jasmine 85, Nàng Hoa 9...

+ Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu: ưu tiên sử dụng các giống lúa cao sản chất lượng cao: giống chủ lực: OM4900, OM6976, OM4218, OM5451, Đài Thơm 8, Jasmine 85...; giống bổ sung: OM7347, VNĐ95 - 20, Nàng Hoa 9, OM6162, VD20, RVT...

+ Vùng ven biển Nam bộ: ưu tiên áp dụng giống ngắn ngày, thâm canh trung bình - khá, chịu điều kiện khó khăn: giống chủ lực: OM2517, OM576, AS996, OM5451, OM6976, OM5472...; giống bổ sung: ST5, ST24, OM576, Jasmine 85, OM4900, OM7347, RVT...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khung thời vụ và cơ cấu giống lúa phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO