Khi nào có trường đại học đẳng cấp quốc tế?

<_o3a_p>| 25/09/2009 09:20

Để trường đại học Việt Nam có tên trong danh sách top 100 trường đứng hàng đầu thế giới cần có một lộ trình. Đây thực sự là nỗ lực không chỉ của riêng ngành giáo dục mà còn là quyết tâm của cộng đồng xã hội và cả quốc gia trong việc tạo ra uy tín trong đào tạo”- phó thủ tướng chính phủ kiêm bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu như vậy tại hội thảo giữa kỳ “Xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam: cơ hội và thách thức” được tổ chức vừa qua tại TP. Đà Nẵng.

Đại học nghiên cứu hay đào tạo?

Báo cáo tại hội thảo, GS.TS. Bành Tiến Long đã chỉ ra 5 yếu kém khiến các trường đại học (ĐH) ở Việt Nam hiện nay không được xếp vào top các trường ĐH đẳng cấp quốc tế: sự lạc hậu về chương trình và phương pháp đào tạo; cơ sở vật chất thiếu thốn và phòng thí nghiệm lạc hậu; phương pháp quản lý trường lạc hậu; trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên hạn chế và chưa có sự gắn kết giữa thực tế đào tạo với nghiên cứu khoa học... “Từ năm 1987, nước ta đã có trên 100 trường ĐH, nhưng sau hơn 20 năm, chúng ta cũng chưa có được một trường nào sánh ngang với các trường ĐH của các nước trong khu vực. Nguyên nhân sâu xa là thiếu sự đầu tư ở mức cần thiết của nhà nước, thiếu cơ chế quản lý các trường đại học một cách phù hợp”, TS. Bành Tiến Long nhấn mạnh.

Hầu hết các đại biểu đều thống nhất, một trường ĐH đẳng cấp quốc tế phải được đầu tư phát triển nghiên cứu. Vấn đề được bàn luận nhiều nhất là mô hình trường sẽ thiên về nghiên cứu hay giảng dạy, và cần phải xây dựng phương thức đào tạo như thế nào...

GS. Wolf Rieck, hiệu trưởng Trường ĐH Việt - Đức chia sẻ, cho dù là đại học nghiên cứu hay đào tạo, cũng phải có tầm nhìn rất rõ ràng. Việc đầu tiên sau khi thành lập là phải xây dựng đội ngũ nghiên cứu có trọng tâm. Phải chọn lựa SV giỏi, SV không chỉ là đối tượng tiếp thu kiến thức mà cần có mối quan hệ hai chiều với giảng viên, để có thể làm việc trực tiếp trong các dự án, công trình. “Giảng dạy tốt nhất phải là tự tạo ra kiến thức, có thể hiểu là từ chính những người nghiên cứu ra kiến thức mới, hoặc do họ chắt lọc, hình thành tư duy và xây dựng kiến thức mới từ những kiến thức tổng hợp. Giảng viên tốt là phải nghiên cứu, tổng hợp kiến thức và truyền đạt nó. Sinh viên ở các trường đại học đẳng cấp quốc tế phải được học những người tạo ra được kiến thức” - GS. Rieck nói.

Sẽ không còn tình trạng chảy máu chất xám

Báo cáo tại hội thảo cho biết, Việt Nam đã chọn 15 trường để xây dựng trường ĐH trọng điểm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có trường ĐH nào được xếp hạng trong top 500 trường hàng đầu châu Á. Do đó, để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển nền kinh tế trí thức, các đại biểu đều thống nhất cho rằng mục tiêu đến năm 2020 nước ta sẽ có 5 trường ĐH quốc tế (với sự tham dự của 5 quốc gia và 100 trường ĐH thành viên) và đến sau năm 2025 có 5 trường ĐH đẳng cấp quốc tế (thứ hạng 200 - 400).

Ông Ayumi Konishi, giám đốc Ngân hàng phát triển châu Á tại Việt Nam, cho biết hiện có khoảng 70% sinh viên du học không trở về nước sau khi tốt nghiệp. Nguyên nhân chính là do Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam chưa có một trường nghiên cứu đẳng cấp quốc tế nào để cho họ làm việc. “Nhiều người cho rằng, số du học sinh này không về nước là vì tiền, nhưng theo tôi không phải vậy, sau khi về nước số sinh viên này sẽ làm việc ở đâu? Trang thiết bị như thế nào?... Nếu có trường ĐH đẳng cấp quốc tế thì cũng có nghĩa những đòi hỏi trên của họ được đáp ứng và họ sẽ về nước, và Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam sẽ không còn tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay” - Ayumi Konishi nhấn mạnh.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định: “Sau khi có trường ĐH đẳng cấp quốc tế, chúng tôi sẽ thu hút trên 300.000 du học sinh về nước làm việc. Biện pháp này sẽ giải đáp những thắc mắc của nhiều người về sự thiếu hụt nguồn nhân lực cho các dự án. Bên cạnh đó, Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam đang có trên 1.200 người đang theo học bậc sau ĐH ở nước ngoài. Đây là lực lượng có chất lượng cao và họ sẽ đóng vai trò của mình khi đất nước cần”.

Tuy nhiên, theo GS.TS. Bành Tiến Long, muốn đạt được mục tiêu trên, ngoài số vốn vay từ Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á (khoảng 400 triệu USD) thì chính phủ phải có sự đầu tư mạnh về vốn và cơ chế chính sách hơn nữa.

Ông Ayumi Konishi, nói: “Nếu Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam không muốn bị tụt hậu xa hơn nữa trong cuộc chạy đua phát triển nền kinh tế tri thức, thì ngay từ bây giờ phải tiến hành xây dựng các trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Có như vậy, Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam mới trở thành một nước công nghiệp hóa như đã định và cũng là giải pháp quan trọng trong việc thu hút số lượng lớn du học sinh về nước xây dựng quê hương”.

HOÀNG HÀ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khi nào có trường đại học đẳng cấp quốc tế?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO