Khảo sát loài cây sưa và tình hình gây trồng ở Thừa Thiên Huế

Q.Hoa| 05/08/2014 08:42

Đây là đề tài nghiên cứu của các tác giả Trần Minh Đức, Lê Thái Hùng, Trường đại học nông lâm, Đại học Huế. Kết quả cho thấy, có sự khác khá rõ nét giữa các xuất xứ sưa được gây trồng tại Thừa Thiên Huế về hình thái cơ quan sinh dưỡng, tình hình ra hoa kết quả và tốc độ sinh trưởng.  

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, Thừa Thiên Huế là một trong không nhiều các địa phương có loài cây sưa phân bố tự nhiên, tuy vùng phân bố rất hẹp, kích thước quần thể nhỏ và các cây mẹ đã bị chặt hạ hết nhưng đã kịp để lại một nguồn giống có nét đặc thù và có triển vọng gây trồng cao theo hướng kinh tế. Ngoài giống sưa có nguồn gốc địa phương (xuất xứ Nam Đông) ở Thừa Thiên Huế, còn du nhập nhiều giống sưa có xuất xứ khác nhau để gây trồng với nhiều mục tiêu khác nhau mà phổ biến nhất là hai xuất xứ Bắc bộ và Bố Trạch (Quảng Bình). Có sự khác khá rõ nét giữa 3 xuất xứ sưa được gây trồng tại Thừa Thiên Huế về hình thái cơ quan sinh dưỡng, tình hình ra hoa kết quả và tốc độ sinh trưởng. Cây sưa hiện đã được gây trồng theo hình thức tự phát khá rộng rãi trên nhiều điều kiện lập địa, quy mô, phương thức trồng và quản lý khác nhau, trong đó hình thức trồng phân tán trong vườn hộ gia đình là chủ yếu.

Cây sưa trong điều kiện gây trồng và chăm sóc bình thường có tốc độ sinh trưởng đường kính và chiều cao từ trung bình đến nhanh, nhất là ở cấp tuổi đầu. Bình quân đạt 1,5 cm/năm về đường kính và 1 m/năm về chiều cao vút ngọn. Khả sinh trưởng có liên quan đến các yếu tố như: xuất xứ nguồn giống, lập địa trồng và chế độ chăm sóc. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khảo sát loài cây sưa và tình hình gây trồng ở Thừa Thiên Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO