Hợp tác xã nông nghiệp xanh với việc phát triển nông nghiệp bền vững

NHƯ MAI| 03/01/2019 13:21

KHPTO - Để phát triển bền vững nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh, TS. Diệp Thanh Tùng, TS. Lê Thị Thu Diềm, Trường đại học Trà Vinh đã đề xuất một số giải pháp, trong đó có việc phải hỗ trợ khuyến khích phát triển các hợp tác xã nông nghiệp xanh. Theo TS. Diệp Thanh Tùng, tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng hiệu quả, sạch và có tính đàn hồi (resilient) - hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sạch trong giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường và có tính đàn hồi, chống

Về thể chế, chính sách, quản lý nhà nước đối với phát triển bền vững nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh, TS. Diệp Thanh Tùng và TS. Lê Thị Thu Diềm đề xuất một số giải pháp: có chính sách ưu tiên, phát triển, khuyến khích hộ dân tham gia các mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây trồng sạch, theo các tiêu chí GAP (GlobalGAP). Hỗ trợ khuyến khích phát triển các hợp tác xã nông nghiệp xanh, liên kết hợp tác giữa các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, trong tiểu vùng, trên cơ sở chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của từng địa phương cũng như của toàn tiểu vùng. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, mạnh mẽ, là trung gian kết nối giữa nông dân và nông dân, giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động ổn định của các mắc xích trong chuỗi cung ứng, chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã, các đối tượng xã hội tham gia phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh. Liên kết “4 nhà” để đáp ứng các điều kiện cần và đủ xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác toàn diện, liên tỉnh trong tiểu vùng duyên hải phía đông, vùng đồng bằng sông Cửu Long và toàn khu vực phía nam trên nhiều mặt, trên cơ sở tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng nước phù hợp với các xu thế diễn biến nguồn nước trong tương lai và phải bảo đảm tính tổng thể, thống nhất. Giải pháp cấp nước quy mô vùng bằng cách kết hợp giữa các nhà máy cấp nước ở các tỉnh, đảm bảo hài hòa, phù hợp với điều kiện nguồn nước của khu vực.

Thực hiện rà soát lại các quy hoạch liên quan bao gồm các quy hoạch hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành nghề. Cụ thể, rà soát thống nhất quản lý giữa lâm nghiệp, thủy lợi, đê điều, thủy sản; đánh giá thực trạng phát triển các ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển như nuôi sò, vạng, các loài có giá trị kinh tế cao để dần thay thế nghề nuôi trồng thủy, hải sản trong vùng rừng ngập mặn; đánh giá thực trạng nông nghiệp hiện tại về nguồn lực, năng suất và tiềm năng tương lai; đánh giá các nguồn tài nguyên kinh tế, các tác động tới môi trường của các mô hình kinh tế nông nghiệp đã thực hiện trước đây nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, tập trung thực hiện, phát triển những mô hình hiệu quả; xóa bỏ, thay thế những mô hình kém hiệu quả.

Tăng cường công tác quản lý sản xuất, cụ thể có kế hoạch chủ động trong bố trí mùa vụ phù hợp trên cơ sở các kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu và các dự báo đánh giá tác động của môi trường lên vùng sản xuất nông nghiệp. Tập trung rà soát lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, cần hướng tới những công trình đảm bảo được mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh, sạch. Có kế hoạch xây dựng hạ tầng đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất hiện đại tăng năng suất, chất lượng theo hướng xanh, chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, cần quy hoạch một cách đồng bộ, hoàn chỉnh trong khâu bố trí, xây dựng các khu công nghiệp, sao cho đảm bảo không gây ra những hậu quả với môi trường. Đưa ra các quy định chế tài xử lý những đối tượng cố tình gây ô nhiễm, nhất là các cơ sở sản xuất cố tình không chịu xử lý nước thải trước khi đổ ra sông, rạch. Có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ quản lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp xanh. Có kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo đủ nguồn ngân sách trong các chương trình mục tiêu cho phát triển nông nghiệp xanh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho các hoạt động tăng trưởng xanh, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh đến các cơ quan, công sở, các tổ chức xã hội đại diện cho các nhóm cộng đồng trong xã hội.

Trong thời đại bùng nổ Internet, phải tận dụng xu thế này, vì vậy cần tạo trang web, cung cấp thông tin các dữ liệu được thu thập về sản xuất nông nghiệp xanh, trong đó bao gồm các dữ liệu về phía cung, cầu trong phát triển nông nghiệp xanh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hợp tác xã nông nghiệp xanh với việc phát triển nông nghiệp bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO