Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu của học viên cao học và nghiên cứu sinh

N.Hoa| 06/11/2017 21:24

KHPTO - Trường đại học s¬ư phạm TP.HCM vừa tổ chức Hội thảo khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh năm học 2017 - 2018.

Giữ vai trò là trường sư phạm trọng điểm khu vực phía Nam, Trường đại học s¬ư phạm TP.HCM là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong công tác đào tạo sau đại học, Trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, đặc biệt chú ý việc tạo môi trường học thuật để học viên cao học và nghiên cứu sinh trao đổi, công bố các kết quả nghiên cứu.
Hội thảo khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh năm học 201 7-2018 là hội thảo th-ờng niên do phòng sau đại học,  Trường đại học s¬ư phạm TP.HCM tổ chức. Năm nay, ban tổ chức đã nhận đ¬ợc 91 bài viết (48 bài của nghiên cứu sinh, 43 bài của học viên cao học) thuộc 10 chuyên ngành khoa học xã hội, khoa học giáo dục và khoa học tự nhiên. Trong số 67 bài viết được chọn đăng, Hội đồng khoa học và đào tạo đã quyết định chọn 36 bài xuất sắc để đăng trong kỷ yếu số 1 (có giấy phép xuất bản, có chỉ số ISBN), 31 bài còn lại được đăng trong kỷ yếu số 2 (kỷ yếu thường niên lưu hành nội bộ của phòng sau đại học).
Các bài viết này là kết quả bước đầu trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn của học viên cao học và nghiên cứu sinh về các vấn đề liên quan đến đề tài luận văn, luận án đã được các đơn vị chuyên môn thẩm định. Đây có thể coi là một trong những minh chứng sinh động về sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, sự kết hợp giữa các thầy cô giáo, các tổ bộ môn, khoa chuyên ngành và các học viên sau đại học trong nghiên cứu khoa học.
Một số nghiên cứu có giá trị đã được công bố tại hội thảo. Qua quá trình nghiên cứu vấn đề giải nghĩa ở góc nhìn từ chương trình và sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (GV) tiếng Việt hiện hành, nhóm nghiên cứu Trần Thanh Dư, Nguyễn Thị Thu Hiếu, Nguyễn Thị Ngọc Loan, học viên cao học ngành giáo dục học nhận thấy, vấn đề giải nghĩa từ cho học sinh (HS) đã được quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều điểm chưa hợp lí trong việc chú thích và giải nghĩa từ ở SGK và hướng dẫn dạy ở SGV. Cụ thể: ở SGK tiếng Việt, vẫn còn khá nhiều từ được giải nghĩa mơ hồ, chung chung chưa phù hợp với ngữ cảnh của văn bản, có những từ HS đã hiểu nghĩa nhưng vẫn được đưa vào giải nghĩa. Thậm chí, từ không có trong văn bản nhưng vẫn được xuất hiện ở phần chú thích và giải nghĩa. 
Đối với SGV tiếng Việt, việc hướng dẫn GV dạy giải nghĩa từ trong phân môn tập đọc còn hời hợt, thiếu đa dạng với biện pháp chủ yếu là đọc chú thích trong SGK. Do vậy, để đạt được hiệu quả trong dạy học đọc hiểu, GV cần chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng SGV.
Nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất:  GV cần sử dụng phối hợp các biện pháp dạy giải nghĩa từ phù hợp với từng bài học và từng đối tượng HS cụ thể (từng lớp, từng địa phương). Cần xem phần chú thích trong SGK và phần hướng dẫn của SGV là nguồn tham khảo để dạy học giải nghĩa từ. GV tạo điều kiện để HS tự phát hiện từ cần giải nghĩa và giải nghĩa nó. Mỗi GV nên trang bị sổ tay dạy giải nghĩa từ để ghi chú các từ mà HS cần được giải nghĩa. Từ đó, lựa chọn các từ thực sự cần thiết và biện pháp phù hợp để dạy. Mỗi khối lớp cần xây dựng cơ sở ngữ liệu. Trong đó, ngữ liệu này giải nghĩa những từ được dự đoán là cần phải giải nghĩa cho HS. Có thể là tranh ảnh, đoạn phim, đoạn nhạc, chú thích, . . . phù hợp với nội dung bài đọc. Từ đó, GV lựa chọn từ cần giải nghĩa cùng với biện pháp dạy cho phù hợp với đối tượng HS của mình.
Giải toán có lời văn là một hoạt động trí tuệ đầy khó khăn và phức tạp đối với học sinh tiểu học. Việc giải bài toán có lời văn thể hiện mức độ nắm vững các tri thức toán học và vận dụng các tri thức ấy trong sự phối hợp với kinh nghiệm sống cá nhân, cũng như khả năng tư duy và mức độ phát triển ngôn ngữ của học sinh. Thực tế cho thấy hiện nay học sinh tiểu học vẫn còn gặp những khó khăn nhất định khi giải toán có lời văn. Tìm hiểu vấn đề này, nhóm nghiên cứu Cao Lê Trúc, Đinh Thị Thu Thảo, học viên cao học đã đưa ra một số giải pháp: phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề gắn với phát triển năng lực ngôn ngữ. Giảm khó khăn cho học sinh trong việc tìm hiểu từ, cụm từ, hiểu câu bằng cách nhấn mạnh sự biểu đạt, ý nghĩa toán học, ví dụ: sự khác biệt ý nghĩa của xe đi từ A đến B trong bao lâu (thời gian đi) với xe đi từ A đến B lúc mấy giờ (thời điểm). Bên cạnh đó, giáo viên có thể liên kết những tình huống toán học tương tự để học sinh hiểu được vấn đề và luyện tập nhiều cách diễn đạt của một vấn đề. Ví dụ, cách diễn đạt 1 : sau một buổi bán hàng, trong rổ còn lại 1/3 quả cam; cách diễn đạt 2: sau một buổi bán hàng, số cam trong rổ giảm đi 3 lần.
Bên cạnh đó, cần hướng dẫn học sinh thực hiện đầy đủ các bước giải toán. Chú trọng hướng dẫn học sinh thực hiện bước thử lại một cách cẩn thận để các em kịp thời nhận ra sai sót và sửa sai. Theo cách này, có thể quan sát những khó khăn học sinh gặp phải một cách dễ dàng ở mỗi giai đoạn và giáo viên có thể đưa ra sự giúp đỡ hợp lí nhất trong quá trình học. 
Cần chú trọng mở rộng bài toán có lời văn một cách đa dạng: đặt thêm các câu hỏi vận dụng, khai thác nhiều cách giải khác nhau hay kết hợp nhiều dạng toán trong một bài toán; cho học sinh tự ra đề toán tương tự bài đã làm, cho học sinh đặt đề toán dựa trên sơ đồ hoặc tóm tắt đã có; từ những kết quả sẵn có, cho học sinh thiết kế đề để tìm yểu tố khác đề bài yêu cầu,… Thực hiện được việc mở rộng bài toán sẽ cung cấp cho học sinh cái nhìn toàn diện để hiểu các khái niệm toán học.
Nên thiết kế bài toán có lời văn gần gũi với cuộc sống, kích thích hứng thú của học sinh để giải quyết vấn đề. Khuyến khích học sinh sử dụng toán học giải quyết tình huống từ đơn giản đến phức tạp như tính số tiền sẽ được giảm cho một sản phẩm (toán phần trăm), tính số viên gạch để lát sàn nhà, …
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu của học viên cao học và nghiên cứu sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO