Hội chứng tay - chân - miệng

16/03/2005 10:33

Vài tháng gần đây, tại các Bệnh viện Nhi ở TP.HCM đã tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhi tới khám với những biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, miệng có nhiều vết loét, lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông… xuất hiện những bóng nước.

Bệnh được chẩn đoán là Hội chứng tay - chân - miệng (HCTCM). Bệnh rất nguy hiểm vì dễ gây thành dịch và tỉ lệ biến chứng não cao. Tuy nhiên lại rất dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh khác như trái rạ, …

* Hội chứng tay - chân - miệng là gì?

Hội chứng tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do siêu vi trùng đường ruột gây ra, đặc trưng bởi sang thương phát ban kiểu bóng nước ở miệng, tay, chân và sốt. Có tiềm năng gây tổn thương thần kinh biểu hiện viêm não, viêm màng não, liệt - là nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng não về lâu dài làm trẻ khó thích ứng với xã hội.

Ở các nước nhiệt đới, bệnh gần như xảy ra quanh năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ nhỏ hơn 4 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, nguyên nhân gây bệnh của Hội chứng tay - chân - miệng (HCTCM), thường gặp là Enterovirus thuộc nhóm siêu vi đường ruột.

Đường lây nhiễm chính của HCTCM qua đường tiêu hóa, trực tiếp từ phân – miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn… bị ô nhiễm phân người bệnh, một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp. Quá trình lây nhiễm xảy ra qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn siêu vi xâm nhập và tăng sinh: Sau khi xâm nhập qua đường miệng hay đường hô hấp, siêu vi đến cư trú tại họng và đoạn dưới của ống tiêu hóa. Trong vòng 24 giờ chúng sẽ xâm nhập vào các hạch bạch huyết tại chỗ và tăng sinh tại đây. Giai đoạn này, siêu vi được tìm thấy trong nhớt cổ họng và trong phân.

- Giai đoạn tổn thương da, niêm mạc: Từ ngày thứ 3 siêu vi từ các hạch theo máu đến gây tổn thương tại da, niêm mạc, tiếp tục sinh sản rồi gây những triệu chứng đầu tiên, đây là hiện tượng siêu vi vào máu lần thứ nhất. Các tế bào dưới da niêm phình to chứa nhiều dịch tiết, gây hoại tử, phù trong tế bào và quanh tế bào. Tổn thương chủ yếu ở các vùng miệng, tay và chân.

- Giai đoạn xâm nhập và tăng sinh của siêu vi ở hệ thần kinh trung ương: Một số trường hợp siêu vi từ da, niêm mạc trở vào máu lần thứ 2 để đến hệ thần kinh trung ương gây viêm não, viêm màng não, liệt.

Triệu chứng của HCTCM

Biểu hiện sớm nhất là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. Trong 1 đến 2 ngày bệnh sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước. Sang thương ở miệng có dạng vết loét, có đường kính từ 4 - 8mm, thường ở phía trong miệng (61%), ở trên lưỡi (44%), tại vòm miệng (36%) hoặc ở lợi răng (15%) làm trẻ nuốt đau. Với triệu chứng này cha mẹ thường nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay (52%), lòng bàn chân (31%), cẳng chân (13%), hoặc ở cánh tay (10%). Trẻ nhũ nhi có thể có ban dạng sẩn vùng mông (31%), nơi quấn tã lót.

Do tổn thương da là bóng nước nên nhiều người nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn như tụ cầu và liên cầu, bệnh do nhiễm siêu vi Herpes simplex hoặc bệnh thủy đậu.

- Viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn thường xuất hiện sau khi da có vết trầy xước, ghẻ, chàm… bị nhiễm trùng tạo ra bóng nước. Trẻ có vẻ mặt nhiễm trùng và thường kèm theo tổn thương những cơ quan khác trong bệnh cảnh nhiễm trùng huyết. Bóng nước do nhiễm Herpes simplex thường nổi thành từng chùm ở quanh miệng. Bóng nước do bệnh thủy đậu nổi rải rác toàn thân, bóng nước cũ xen lẫn bóng nước mới, có bóng nước trong lẫn bóng nước đục, và trẻ có tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu trong vòng 2 tuần trước đó.

- Với hội chứng tay - chân - miệng: sự hiện diện bóng nước ở cả 3 vị trí tay, chân, miệng giúp loại trừ những bệnh lý khác để nhận diện bệnh. Trong giai đoạn cấp, ngoài những dấu hiệu trên, đôi khi bệnh kèm theo những triệu chứng như hạch ở cổ, hạch dưới hàm, ho, sổ mũi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Trong giai đoạn diễn tiến, khi siêu vi gây bệnh xâm nhập hệ thần kinh trung ương, sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ, li bì, mê sảng hay co giật. Trẻ có thể tử vong hoặc hồi phục sau một thời gian điều trị vẫn còn những rối loạn thần kinh kéo dài.

Để xác định chắc chắn nhiễm Enterovirus, cần làm một số xét nghiệm như: phân lập siêu vi trong máu, nhớt cổ họng, phân. Phản ứng IgM. Kỹ thuật MAC- ELISA. Xét nghiệm khuếch đại chuỗi gen PCR.

Chăm sóc và điều trị

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị HCTCM. Vì vậy để giảm nguy cơ nhiễm trùng da niêm cần phải vệ sinh thân thể: cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày. Cắt móng tay để giảm tổn thương da do gãi ngứa. Cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nhu cầu, cho trẻ uống nhiều nước như nước sôi để nguội, nước trái cây, nước chanh, nước cháo…

Lưu ý trẻ bị HCTCM không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.

Theo dõi diễn biến các tổn thương da niêm và tình trạng chung của trẻ. Những dấu hiệu cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế là những dấu hiệu bệnh nặng hơn như sốt cao, rối loạn tri giác, co giật, bóng nước có mủ, máu.

Chưa có thuốc chủng ngừa phòng bệnh HCTCM

Mặc dù xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc chủng ngừa. Biện pháp phòng ngừa chủ yếu là mọi người làm tốt công tác phòng bệnh giúp ngăn ngừa lây lan. Đó là những vấn đề cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước thải, sát trùng nước cung cấp. Diệt trùng và xử lý phân trẻ bệnh. Chú trọng vệ sinh thực phẩm và ăn uống: ăn thức ăn nấu chín kỹ,
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội chứng tay - chân - miệng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO