Đồng bằng sông Cửu Long: Xâm nhập mặn vẫn ở mức cao

GIA PHÚ - T.K| 01/03/2021 08:18

KHPTO - Ông Trần Bá Hoằng, viện trưởng Viện khoa học thủy lợi miền Nam cho biết: Nguồn nước ở lưu vực sông Mekong hiện nay thấp hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 0,12 mét. Xâm nhập mặn đang cao hơn trung bình nhiều năm từ 6 - 13 km, ở sông Hàm Luông mặn 4 g/l vào sâu 56 km, sông Cổ Chiên vào 51 km, sông Cái Lớn vào 50 km, sông Hậu vào 45 km… đỉnh mặn cao nhất của năm 2021 sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 25/2 đến 4/3/2021.

Các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ gặp khó khăn về nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Trong đó, khoảng 37.800 ha lúa đông xuân vụ 2020 - 2021 ở các vùng ven biển ĐBSCL và khoảng 40.000 - 50.000 ha cây ăn trái có nguy cơ gặp khó khăn về nguồn nước. Dự đoán hạn, mặn năm nay tương đương năm 2016, thấp hơn năm 2020.

Theo ông Hoằng, Viện khoa học thủy lợi miền Nam đã đưa ra một số vùng có rủi ro trong sản xuất lúa như Long An có 1.500 ha, Trà Vinh 15.000 ha, Bạc Liêu 25.000 ha... Trong khi vùng rủi ro về trái cây rơi vào các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Nếu không chủ động dự trữ nguồn nước sẽ tác động tới năng suất, gây chết vùng cây ăn trái.

Kèm theo đó là các khuyến cáo các địa phương cần làm ngay bây giờ như tăng cường tích trữ nguồn nước ngọt bằng cách xây dựng các hồ chứa phân tán, nâng cấp hệ thống thủy lợi. Đồng thời, đẩy mạnh chủ động nguồn nước cho từng vùng ngọt, lợ (đối với vùng giữa ĐBSCL), tăng cường khả năng cấp nước ngọt, trữ nước tại chỗ đối với những vùng ven biển. Đồng thời, theo dõi chặt diễn biến hạn mặn để thông báo kịp thời cho người dân phòng tránh, hạn chế thiệt hại.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới, thượng nguồn sông Mekong vàkhu vực Nam bộtiếp tục phổbiến không mưa, ngày nắng nhiều. Nhiệt độthấp nhất ban đêm phổbiến 21 - 240C; cao nhất 31 - 340C, riêng miền Đông cónơi trên 350C; trời nắng nóng. Mực nước các trạm trên sông Mekong biến đổi chậm và mực nước các trạm chính phổbiến thấp hơn trung bình nhiều năm.

Từ ngày 1 - 10/3, mực nước trên sông Tiền vàsông Hậu lên theo triều, sau đóxuống. Mực nước cao nhất tại Tân Châu là1,45 mét; tại Châu Đốc 1,6 mét, cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ0,15 - 0,25 mét. Xu thếxâm nhập mặn ởĐBSCL tăng dần vàđạt mức cao nhất vào ngày 1 - 3/3. Độmặn cao nhất thời kỳtại các trạm ởmức cao hơn so với độmặn cao nhất tuần từ21 - 28/2.

Chiều sâu ranh mặn 1 g/l trong thời kỳtừ ngày 1 - 10/3 tại sông Vàm CỏĐông, Vàm CỏTây phạm vi xâm nhập mặn 80 - 90 km; tại sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 60 - 65 km; tại sông Hàm Luông, CổChiên phạm vi xâm nhập mặn 68 - 75 km; tại sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn 57 - 65 km; tại sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn 50 - 55 km.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đồng bằng sông Cửu Long: Xâm nhập mặn vẫn ở mức cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO