Đến “động hoa vàng” tìm người chữa bệnh bằng “tiếu liệu pháp”

Như Nguyệt| 22/01/2011 15:57

Nhà thơ Phạm Thiên Thư (tên thật là Phạm Kim Long), tác giả của bài thơ Động hoa vàng nổi tiếng, mở một quán cà phê nhỏ ở quận 10, TP.HCM, lấy tên là Hoa Vàng (không có chữ “động”). Gặp tôi, ông hớn hở tặng ngay một tập thơ mới xuất bản: “Hát vu Việt sử thi”.

Cười với thơ để sống khoẻ

Nhà thơ Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long, sinh năm 1940, trong một gia đình bố mẹ làm nghề bốc thuốc nhưng thích thơ văn. Ông viết Động hoa vàng như đánh dấu mình vào một cõi của chính mình trong thi đàn. Đây chưa hẳn là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời viết của ông nhưng nó đã làm nên một “thương hiệu” của Phạm Thiên Thư. Ông còn được nhắc đến nhiều khi sáng tác Đoạn trường vô thanh, là truyện thơ viết nối Đoạn trường tân thanh của đại thi hào Nguyễn Du.

Với quan niệm: “Cười vui đẩy lùi bệnh khổ”, từ năm 1970, ông ấp ủ mong muốn dùng tiếng cười như là một phương pháp trị liệu để chữa bệnh, nhất là những bệnh phát xuất từ cái tâm. Ông tập trung sáng tác vào năm 2000. Đến năm 2005, Nhà xuất bản Thanh niên đã cho xuất bản cuốn sách của ông. Làm thơ thì không có gì mới. Nhưng làm thơ ngụ ý chữa bệnh thì quả là hiếm. Ông đã hoàn thành cuốn “Từ điển cười” với cái tên y học là “Tiếu liệu pháp”, giải thích từ vựng dưới góc độ thơ hài hước. Trong cuốn từ điển này, mỗi từ được ông lật đi lật lại, cười mấy bận. Ông nói: “Cái tâm của con người phải có niềm vui, có sự sáng tạo thì nó mới có thể hồi sinh, khỏe khoắn, chiến thắng được bệnh tật từ chính trong tư tưởng của mình”. Cái tư duy sống động của ông đưa người ta vào thế giới của một thứ thơ cười, giải trí, độc đáo.Mới chỉ dừng lại ở A-B-C mà đã cả ngàn trang, mỗi một khái niệm được diễn đạt bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Những khái niệm qua tư duy của Phạm Thiên Thư khá dí dỏm, đọc cứ phải lăn ra mà cười, có cái cười... vỡ bụng, nhưng cũng có cái cười ra nước mắt...

Cuốn sách đề cập đến mọi góc độ khác nhau của con người trong cuộc sống như: CƯỜI (tác giả đưa ra 106 cách hài hước khác nhau), CHẾT (135 góc cạnh để cười), hay ĂN (có 53 cách)… Phương châm của tác giả khi viết “Từ điển cười - Tiếu liệu pháp” đã được ông gửi gắm trong những câu thơ sau: “Luôn biết mình dốt, để gột tính kiêu, để yêu như mới, để cởi mối hiềm, để thêm tinh tiến”. Trong lời giới thiệu cuốn sách, bác sĩ Trương Thìn - Chủ tịch Hội đông y TP. Hồ Chí Minh đã viết: “Thiên Thư làm y thơ, tiếu liệu pháp, ai cũng cười, cười phá được khổ đau, cười òa trong giác ngộ,…”. “Từ điển cười - Tiếu liệu pháp” là một phương cách sử dụng sự hài hước, tiếng cười để chữa tâm bệnh và Phạm Thiên Thư là người Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam đầu tiên biên soạn từ điển cười.

Thi hoá sử Việt

Trong bối cảnh lịch sử Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam ít được giới trẻ hiện quan tâm thì việc chuyển các sự kiện này thành thơ để có sức thu hút hơn là một việc làm đáng khích lệ. Ông cho biết: “Tôi phải mất gần mười năm để hoàn thành Hát ru Việt sử thi - cuốn sách có độ dài 3.325 câu thơ lục bát, mở đầu từ thời thượng cổ và kết thúc vào thời Tây Sơn. Đây là một món ăn tinh thần nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm hồn những người trẻ thời hiện đại. Thuộc sử, nhớ sử Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam bằng tiếng mẹ đẻ tức là yêu nước, yêu tiếng nước mình”.

Để thực hiện quyển sách này, ông dựa một phần vào bộ Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam sử lược, phần còn lại được lấy từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau của Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam. Ông phân tích, tổng hợp và chắt lọc các sử kiện, sắp xếp chúng theo dòng thời gian, sau đó biện giải theo cách của mình. Chỉ những diễn biến quan trọng, điển hình nhất trong mỗi thời kỳ, triều đại lịch sử mới được chọn mà khi nhắc đến nó ai thuộc sử cũng phải biết. Nhà thơ cho biết thêm: “Tôi tin rằng những ai còn yêu thơ, còn có ý thức gìn giữ điệu hát ru dân tộc, người đó sẽ đồng cảm với Hát ru Việt sử thi. Tôi cũng đã nghĩ đến việc chuyển thể Hát ru Việt sử thi thành sách nói (xuất phẩm đĩa CD) để phục vụ tốt hơn cho mục đích “ru con thời hiện đại” với những ai thật sự có nhu cầu”.

Tại sao quyển sách chỉ dừng lại ở thời nhà Tây Sơn? Ông giải thích: “Tôi dừng lại ở thời nhà Tây Sơn và quyết định kết thúc tác phẩm ngay tại trận thắng Đống Đa oanh liệt năm 1789 của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược. Tôi dừng ở đây vì muốn có một cái kết huy hoàng, phù hợp với không khí đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đến “động hoa vàng” tìm người chữa bệnh bằng “tiếu liệu pháp”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO