Để làm tốt các bài trắc nghiệm môn ngoại ngữ

08/03/2006 22:13

Bài thi từ vựng thì không khó lắm với các thí sinh có vốn từ vựng nhiều. Muốn vậy, khi ôn thi, thí sinh nên học cách sử dụng từ điển một cách có hiệu quả. Có nhiều loại từ điển rất tốt giúp cho việc làm bài thi trắc nghiệm, ví dụ như từ điển đồng nghĩa phản nghĩa, từ điển tiền tố, hậu tố (hay còn gọi là tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ), và từ điển những từ cùng họ hàng gốc gác.

BÀI THI NGHE

Thí sinh thường gặp khó khăn khi làm bài nghe. Nhiều câu hỏi rất khó vì họ lẫn lộn giữa các âm và các từ. Vì vậy phải luyện tập để phát triển kỹ năng nắm bắt được các từ có âm tương tự, hiểu được những từ có âm giống nhau nhưng lại mang nghĩa khác nhau, hiểu được ngữ điệu của các loại câu khác nhau. Sau đó khi làm bài thi cần tập trung lắng nghe câu nói hoặc bài đối thoại hoặc bài giảng. Điều cần nhớ là không nên đọc các câu trả lời trong lúc đang nghe. Dĩ nhiên rất tốt nếu các em được cho xem các lựa chọn trả lời trước khi bắt đầu nghe.

BÀI THI NGỮ PHÁP

Bài thi ngữ pháp tương đối dễ nếu như thí sinh biết rõ ngữ pháp và đã làm nhiều bài tập. Điều đầu tiên là quan sát toàn bộ câu rồi xác định cần yếu tố gì để hoàn thành câu. Điều cần thiết là phải nắm rõ tự loại, chức năng của từ, của nhóm từ, và của mệnh đề. Cũng có một số câu hỏi yêu cầu thí sinh xác định từ hoặc nhóm từ bị dùng sai trong một câu. Thí sinh được yêu cầu chỉ ra lựa chọn nào sai, chứ không cần phải sửa chữa nó cho đúng, thế nên chớ mất thì giờ tìm cách sửa nó.

BÀI THI TỪ VỰNG

Bài thi từ vựng thì không khó lắm với các thí sinh có vốn từ vựng nhiều. Muốn vậy, khi ôn thi, thí sinh nên học cách sử dụng từ điển một cách có hiệu quả. Có nhiều loại từ điển rất tốt giúp cho việc làm bài thi trắc nghiệm, ví dụ như từ điển đồng nghĩa phản nghĩa, từ điển tiền tố, hậu tố (hay còn gọi là tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ), và từ điển những từ cùng họ hàng gốc gác. Điều cần nhớ là một từ có nghĩa tương đương bên tiếng Việt như vầy không hẳn là lựa chọn đúng trong câu tiếng Anh như thế trong ngữ cảnh như thế.

BÀI THI ĐỌC HIỂU

Ngoài những vật dụng được mang vào phòng thi như quy định trong quy chế thi, để làm bài thi trắc nghiệm, bạn cần mang theo bút chì đen loại mềm (ký hiệu 2B,..., 6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy chì, bút mực hoặc bút bi (mực khác màu đỏ). Bạn cũng nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài thi, phân bố thời gian trả lời các câu hỏi cho hợp lý. 

P.V.

Có nhiều cách khác nhau để xử lý bài thi đọc hiểu, tùy theo dạng câu hỏi đặt ra. Các loại câu hỏi phổ biến thường như sau (tương tự như các câu hỏi của bài thi nghe nêu trên),

- Câu hỏi khái quát, hỏi về ý chính hoặc chủ đề của bài: thí sinh thường chỉ cần đọc câu đầu tiên của mỗi đoạn là đã có câu trả lời, và đây cũng là điều thí sinh cần làm trước hết khi làm bài thi đọc hiểu.

- Câu hỏi về chi tiết cụ thể: thí sinh đọc lướt qua toàn bài để tìm thông tin cần thiết; đây cũng là loại câu dễ trả lời.

- Câu hỏi tham chiếu: thí sinh xác định một từ - thường là đại từ - chỉ đến một từ nào đã cho trước đó; thí sinh nên chú ý đến số nhiều hay số ít, danh từ đếm được hay không đếm được, hay đại từ thay thế cho ý của cả một câu.

- Câu hỏi về ý tương tự: thí sinh cần hiểu một ý như thế có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.

- Câu hỏi suy diễn: thí sinh phải suy luận cho ra một số thông tin mà không được diễn tả rõ ràng hoặc chỉ được ngụ ý đằng sau thông tin trong bài.

MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT

Ngoài việc dựa vào kiến thức có được thông qua học tập ra, thí sinh cũng cần nên luyện tập để phát triển trực giác của mình. Trực giác là cái cảm giác khó diễn tả cho ta biết lựa chọn nào là đúng, và không có lý do gì khác để tin là nó đúng. Trong các tài liệu luyện thi làm bài trắc nghiệm nghiêm túc đều có các bài tập nhằm giúp thí sinh tận dụng trực giác của mình. Theo đó, nếu thí sinh trả lời theo trực giác và khi kiểm tra lại mà thấy mình chọn đa số đúng thì các em có khả năng làm bài trắc nghiệm tốt.

Thí sinh cũng nên thực hiện quy trình loại trừ. Có những lựa chọn vô lý một cách lộ liễu cần phải loại trừ. Như thế xác suất đúng của lựa chọn của thí sinh đã tăng lên thành hơn ba mươi hoặc năm mươi phần trăm. Ngoài ra thí sinh cũng có thể tập luyện khả năng nhận biết đúng sai bằng cách đọc ra trọn câu lần lượt kèm theo từng lựa chọn. Phần lớn câu nào nghe xuôi tai thì chính là câu đúng.

Có một điều thí sinh cần biết là câu trả lời sai không ảnh hưởng đến tổng số điểm đạt được. Nếu sau khi đã thử các cách trên (trực giác, loại trừ, lắng nghe) mà vẫn không có được lòng tin, thì thí sinh nên sử dụng một mẫu tự dự đoán. Mẫu tự dự đoán là một trong bốn mẫu tự lựa chọn (hoặc A, B, C, hoặc D) mà thí sinh nên chọn để trả lời cho tất cả những câu hỏi mà các em không biết. Như vậy có khả năng rất lớn sẽ kiếm được một số câu trả lời đúng, hơn là chọn ngẫu nhiên đủ hết cả bốn mẫu tự.

Điều quan trọng cuối cùng là thí sinh nên làm thật nhanh các câu có vẻ dễ nhất. Nếu còn có đủ thời gian, các em lúc nào cũng có thể quay lại từ đầu để giải quyết các câu khó.

KHI LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM CẦN CHÚ Ý:làm đếncâu hi nào thí sinh tô ngay câu đó vào phiếu trả lời, tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, vì mất nhiều thời gian. Khi tô các ô tròn, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô. Tuyệt đối không gạch chéo, hoặc đánh dấu vào ô được chọn.Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ và tô kín ô khác mà mình mới lựa chọn. Tránh trường hợp trả lời câu hỏi này nhưng tô vào hàng của câu hỏi khác trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

Theo quy chế tuyển sinh, chỉ có phiếu trả lời trắc nghiệm mới được coi là bài làm của thí sinh, do đó nếu thí sinh chỉ trả lời ngay trên đề thi hoặc giấy nháp thì bài làm sẽ không được chấm. Để cho bài làm của thí sinh được chấm (bằng máy vi tính) thí sinh phải giữ cho phiếu sạch sẽ, không được làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, mép giấy bị quăn. Thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm và đề thi.

N.Q.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Để làm tốt các bài trắc nghiệm môn ngoại ngữ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO