Để khởi nghiệp thành công trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Như Quỳnh| 18/01/2018 15:55

KHPT-TS. Lê Kiên Cường, Trường đại học ngân hàng TP.HCM và TS. Lê Thanh Tùng, Trường đại học Tôn Đức Thắng đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp khởi nghiệp thành công.

Thứ hai: các nhóm khởi nghiệp phải tìm kiếm các ý tưởng mới, đột phá. Phải xác định sản phẩm gì, cho ai, thị trường mục tiêu mình hướng đến là gì và sản phẩm của bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác không… Khi đã có ý tưởng tốt, muốn thành công phải tìm được những người phù hợp để có thể hợp tác với bạn để phát triển dự án startup một cách tốt nhất. Những người đó phải có năng lực, biết chia sẻ và am hiểu về lĩnh vực đó. Một điều quan trọng không thể bỏ qua là ý chí và sự quyết tâm của chính những người muốn khởi nghiệp.

Thứ ba: cần nghiên cứu kỹ các đặc thù của thị trường Việt Nam. Thực tế hiện nay có rất nhiều startup chỉ được chăm chút về mặt ý tưởng, sản phẩm mà quên mất việc nghiên cứu môi trường phát triển để có chính sách phù hợp.

Thứ tư: học hỏi kinh nghiệm từ các startup đi trước trong nước và quốc tế. Việc học tập kinh nghiệm không bao giờ là dư thừa, không chỉ trong startup mà còn ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Hơn nữa, ở một môi trường khởi nghiệp mới như Việt Nam thì những người sáng lập muốn khởi nghiệp thành công cần phải liên tục học hỏi, trau dồi kinh nghiệm một cách có chọn lọc. Apple không phải cái tên đầu tiên sản xuất ra một chiếc máy nghe nhạc MP3, hay Facebook cũng hoàn toàn không phải mạng xã hội đầu tiên, Google, tương tự, không phải công cụ tìm kiếm đầu tiên của thế giới,… Thế nhưng, những sản phẩm của họ vẫn được ủng hộ và đón nhận bởi một nguyên lý đơn giản: trở nên tốt hơn so với bản gốc còn hơn trở thành kẻ thất bại đầu tiên.

Thứ năm: xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo không gian sáng tạo. Khởi nghiệp cần phải tạo nên văn hóa mới trong công ty sao cho từng thành viên phát huy và thể hiện năng lực của mình tốt hơn ở bất cứ môi trường nào khác. Việc này không hề đơn giản. Văn hóa là thứ khó định hình. Nó đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, quy trình, tuyển dụng, môi trường và nhiều yếu tố khác. Có ai đã từng tự hỏi tại sao Apple, Facebook và Google dành rất nhiều tâm huyết trong việc xây dựng văn phòng. Họ muốn tạo một môi trường mà mọi người thích thú và thoải mái làm việc cùng nhau. Đây là sự đầu tư nghiêm túc để xây dựng văn hóa công ty. Một số công ty ở Việt Nam cũng bắt đầu làm tương tự. Những công ty này nhận ra rằng sự sáng tạo không thể tồn tại trong môi trường văn hóa nghèo nàn.

Thứ sáu: thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư. Khởi nghiệp hiện nay đang là xu hướng tìm kiếm từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức doanh nghiệp, các nhà đầu tư “thiên thần” nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Vấn đề khó khăn đặt ra cho các nhà quản trị khi giải bài toán tăng trưởng của doanh nghiệp cần huy động vốn như thế nào, tổng giá trị huy động là bao nhiêu thì phù hợp với khả năng tăng trưởng, đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận đạt mức tối đa và chi phí chi ra ở mức tối thiểu... Do đó, để kêu gọi vốn thành công, startup cần phải nâng cao năng lực quản trị, năng lực kinh doanh, cách tiếp cận thị trường, quảng bá hình ảnh... Bên cạnh đó, để góp phần tạo nên sự thành công trong các vòng gọi vốn của doanh nghiệp startup rất cần sự quan tâm của Nhà nước về chính sách, pháp luật nói chung nhằm tạo ra các sân chơi minh bạch, hiệu quả.

Thứ bảy: liên tục nâng cao kiến thức, trau dồi khả năng sử dụng ngoại ngữ. Không một nhà đầu tư hay đối tác nào nghi ngờ về tầm nhìn toàn cầu của bạn nếu bạn đang sở hữu một đội ngũ tự tin giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ. Vì vậy, một trong những giải pháp để startup thành công là trau dồi khả năng sử dụng ngoại ngữ, để tiến ra thế giới, hội nhập với thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Để khởi nghiệp thành công trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO