Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

PHI ĐIỆP| 19/12/2021 21:09

KHPTO - Giai đoạn 2010 - 2020, 5 huyện của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có huyện Củ Chi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao”.

phố chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Củ Chi bắt đầu xây dựng NTM từ năm 2009 tại xã điểm của trung ương là Tân Thông Hội, sau đó triển khai đồng thời trên 19 xã còn lại. Đến đầu năm 2015, 20/20 xã và huyện được Ủy ban nhân dân thành phố và trung ương công nhận là xã và huyện NTM.

Sau 10 năm xây dựng NTM, trên địa bàn huyện Củ Chi đã có nhiều thay đổi tích cực. Mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh gồm 2.107 tuyến đường và 213 tuyến hẻm, có chiều dài 1.434 km (trong đó đường bê tông nhựa nóng 413 tuyến dài 431 km; đường nhựa thường 89 tuyến dài 153 km; bê tông xi măng, các tuyến đường giao thông còn lại 1.818 tuyến dài 850 km) đã kết nối liên thông các tuyến đường, kết nối liên thông từ huyện đến xã, phục vụ tốt cho việc đi lại của người dân, vận chuyển nông sản và vật tư phục vụ sản xuất.

Hệ thống trường, lớp không ngừng phát triển và được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn huyện. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện: đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 63,48 triệu đồng (tăng 3 lần so với năm 2010).

Tốc độ tăng trưởng bình quân trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 6,36%/năm. Mức tăng trưởng kinh tếbình quân giai đoạn 2008 - 2020 17,71%/năm. Đạt tiêu chí NTM: năm 2010, bình quân số tiêu chí NTM trên 1 xã chỉ đạt 5 tiêu chí, nhưng đến cuối năm 2015, 20/20 xã xây dựng NTM của huyện Củ Chi đã đạt 19/19 tiêu chí NTM, năm 2020, 18/20 xã đã đạt 19/19 tiêu chí NTM nâng cao. Huyện Củ Chi đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2015.

Xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, huyện đặc biệt chú trọng khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích lúa, mía, cao su năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng vật nuôi khác phù hợp với định hướng nông nghiệp đô thị của thành phố, khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã, được xem là đầu mối thực hiện hiệu quả dịch vụ đầu vào đầu ra đối với hộ nông dân. Thông qua đó việc triển khai có hiệu quả tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM đã giúp nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha, từ 158,5 triệu đồng/ha/ năm 2010, đến năm 2019 đã đạt 550 triệu đồng/ha. Đồng thời, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị giá trị kinh tế cao như mô hình trồng rau an toàn với doanh thu bình quân đạt 0,8 -1 tỷ đồng/ha/năm, mô hình trồng lan denro, mokara đạt 2 tỷ đồng/ha/năm, mô hình chăn nuôi bò sữa với quy mô 20 con: doanh thu bình quân đạt 0,8 tỷ đồng/năm, đặc biệt là mô hình nuôi cá kiểng với doanh thu đạt 10 - 15 tỷ đồng/ha/năm.

Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã được hình thành và phát triển, như vùng sản xuất rau: tại các xã Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Phạm Văn Cội, Phước Vĩnh An, Bình Mỹ. Vùng sản xuất hoa, cây cảnh: tại các xã Trung Lập Hạ, An Nhơn Tây, Trung An, Tân Phú Trung. Vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản: tại các xã ven kênh Đông và dọc sông Sài Gòn. Vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi bò sữa: tại các xã Tân Thạnh Đông, Tân Thông Hội, An Phú, Phú Mỹ Hưng. Vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái: Trung An, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, Củ Chi tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM của các xã và huyện, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch sinh thái và phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phát triển khoa học - công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp. Đặc biệt, nâng tỷ lệ diện tích ứng dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng trong sản xuất rau, cây kiểng giúp bảo đảm ổn định năng suất chất lượng cây trồng và các mô hình sản xuất rau thủy canh theo mô hình màng mỏng dinh dưỡng… Qua đó, hướng đến mục tiêu nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm từ 60 đến 70% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO