Công nghệ sinh học TP.Hồ Chí Minh: Cần ưu tiên đầu tư vào công nghệ sinh học y dược

10/03/2007 01:30

Đề xuất này nằm trong đề tài nghiên cứu vừa hoàn tất “Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, y dược. Đề xuất các giải pháp để phát triển ngành công nghệ sinh học tại TP.HCM đến năm 2020” do PGS.TS. Bùi Thị Minh Hằng (Đại học Bách khoa TP.HCM), PGS.TS. Trần Linh Thước (Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM) cùng nhóm cộng sự phối hợp thực hiện...

NHẤT Y DƯỢC, NHÌ NÔNG NGHIỆP...

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên thực hiện việc nghiên cứu, điều tra, khảo sát việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong y dược, nông nghiệp tại Thành phố. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là những luận cứ khoa học đáng tin cậy phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, chính sách của ngành công nghiệp CNSH Thành phố trong thời gian tới.

Qua khảo sát nhóm nghiên cứu đã thẳng thắn đánh giá thực trạng của lĩnh vực CNSH hiện nay của cả nước nói chung, Thành phố nói riêng: “CNSH vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với một số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới; chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế. Các văn bản định hướng phát triển còn gây nhiều tranh luận, chưa cụ thể, chưa rõ lộ trình, thiếu những chính sách để giải quyết những rào cản để CNSH thực sự phát triển…”. Trả lời cho câu hỏi “cơ hội phát triển ứng dụng của lĩnh vực CNSH Thành phố”, nhóm nghiên cứu đã mạnh dạn đưa kiến nghị “thị trường sớm của các sản phẩm CNSH ở Việt Nam nói chung Thành phố nói riêng là thị trường y dược; nông nghiệp tuy là thị trường truyền thống nhưng có phần nào tiến triển chậm hơn, mặc dù hiện nay sự sẵn sàng cung cấp các sản phẩm khoa học cho nông nghiệp có vẻ như nhiều hơn so với y dược...”.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tại TP.HCM

PGS.TS. Trần Linh Thước giải thích, nguyên nhân làm cho thị trường nông nghiệp chậm tiến triển là do công dụng của các sản phẩm CNSH đối với nông nghiệp có tác dụng ổn định bền vững hơn CN hóa học, nhưng người sử dụng e ngại vì “tác dụng chậm”, “không rõ ràng” của sản phẩm này; ngoài ra thị trường nông nghiệp còn rất nhạy cảm với giá, với chi phí. Dịch vụ CNSH thường có giá cao hơn dịch vụ phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc trừ sâu hóa học - điều này làm cho tiến bộ CNSH chậm áp dụng trong thực tiễn canh tác. Ngược lại với nông nghiệp, trong y dược, công dụng của các sản phẩm dịch vụ CNSH được nhìn thấy ưu điểm ngay như chẩn đoán nhanh, chính xác, điều trị nhanh, ít phản ứng phụ…

PGS.TS. Bùi Thị Minh Hằng cho biết, có thể nói thị trường CNSH y dược là rất nhiều triển vọng vì lẽ hiện nay cả nước nói chung, Thành phố nói riêng nhu cầu về thuốc kháng sinh rất cao, nhu cầu về vaccin trong nước cũng rất lớn, chưa kể thị trường xuất khẩu vaccin cũng không phải ít (thị trường Campuchia, châu Phi, Philippines...). Hiện nay cả khu vực phía <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam vẫn chưa có nhà máy sản xuất vaccin, sản xuất chất kháng sinh. Mức tăng trưởng thị trường y dược được dự báo cũng rất cao, chẳng hạn như protein tái tổ hợp (thuốc đặc trị một số bệnh) tăng gấp hàng chục lần chỉ mới có 5 năm, nhu cầu vaccin cho người và thú y đều tăng, thị trường dược thảo cũng rất lớn và đang có xu thế tăng nhanh gấp 2 lần so với thị trường hóa dược…

PHẢI ĐẦU TƯ CHO CẢ SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị cho mục tiêu phát triển CNSH y dược như vậy. Theo đó trong đầu tư sản xuất sẽ tập trung trước tiên vào sản xuất vaccin cho người và thú y phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, kế đó là kháng sinh, công cụ thử chẩn đoán nhanh; dược liệu (sau đó mới đến giống cây trồng, hoa, trái cây, vật nuôi, sản phẩm sinh học ngừa sâu bệnh, phân vi sinh, nguyên liệu cho thức ăn gia súc...). Về đầu tư cho nghiên cứu sẽ ưu tiên cho nghiên cứu thuốc đặc trị (protein tái tổ hợp), nguyên liệu cho kháng sinh, các mô hình thử nghiệm tế bào…

Cần ưu tiên đầu tư cho các dự án sản xuất thành phẩm, sau đó mới đến các dự án sản xuất nguyên liệu. Trong bối cảnh Việt Nam chưa chủ động về nguồn nguyên liệu, sẽ giải quyết theo 2 hướng là ký hợp đồng hợp tác kinh doanh sản xuất hay liên doanh với nước ngoài; hoặc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung ứng để có nguồn cung đảm bảo về chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế.

PGS.TS. Bùi Thị Minh Hằng cho hay, tính khả thi của cả hai phương án nói trên rất cao do các công ty sản xuất dược phẩm nước ngoài sẽ có lợi trong việc liên doanh sản xuất thuốc tại Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam. ó

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công nghệ sinh học TP.Hồ Chí Minh: Cần ưu tiên đầu tư vào công nghệ sinh học y dược
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO