Chủ đầu vay vốn đầu tư chế biến lương thực, thực phẩm: Được hỗ trợ gì từ Nghị quyết 16 của TP.HCM?

THU ĐÔNG| 18/11/2021 19:33

KHPTO - Ngày 8/10/2018, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND về kích cầu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020, trong đó có nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp được hỗ trợ là ngành chế biến lương thực – thực phẩm (gồm: Nguyên - phụ liệu phục vụ cho chế biến các sản phẩm từ thịt và các loại nông sản; Các loại bột nguyên liệu, tinh bột; Thực phẩm chức năng, axit thực phẩm, hương liệu, phụ gia thực phẩm).

1. Đối tượng hỗ trợ: Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước (100% vốn trong nước) được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã có dự án đầu tư trên địa bàn thành phố (sau đây gọi là Chủ đầu tư).

2. Nguyên tắc hỗ trợ lãi vay: Lãi vay được hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không quá mức lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng (loại trả lãi cuối kỳ) bình quân của 04 ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) cộng thêm phí quản lý 2%/năm. Lãi suất này do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thông báo hàng tháng theo quy định.

3. Thời gian hỗ trợ: không quá 7 năm, kể từ ngày giải ngân lần đầu của các tổ chức tín dụng.

4. Mức vốn vay được hỗ trợ lãi vay:

a) Mức vốn vay được hỗ trợ lãi vay (cho dự án đầu tư thiết bị, công nghệ và xây dựng cơ bản) không quá 200 tỷ đồng cho 1 dự án.

b) Các nội dung được hỗ trợ:

- Đối với vốn vay cho đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị, công nghệ được hỗ trợ lãi vay không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.

- Đối với vốn vay cho đầu tư thiết bị, công nghệ được hỗ trợ lãi vay không quá 85% tổng mức đầu tư của dự án.

5. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả

a) Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt dự án vay vốn đầu tư chế biến lương thực, thực phẩm thuộc Chương trình kích cầu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

b) Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xem xét, tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và trả kết quả giải quyết cho Chủ đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu vay vốn đầu tư chế biến lương thực, thực phẩm: Được hỗ trợ gì từ Nghị quyết 16 của TP.HCM?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO