Chính sách tạo lực đẩy cho làng nghề

ANH ĐỨC| 02/11/2019 10:09

KHPTO - Về bảo tồn làng nghề, UBND TP.HCM đãban hành Quyết định 3891, theo đó các huyện quy hoạch đất đai, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở ngành nghề nông thôn thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất.

Làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Đối với các làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững thì ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu nhưng có thu hồi lại vốn đầu tư. Với mô hình thí điểm làng nghề tập trung, ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng có thu hồi lại vốn theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân tại làng nghề.

Khuyến khích và hỗ trợcho các làng nghề tự tổchức các lớp dạy nghề, truyền nghề. Vận dụng, triển khai chính sách hỗ trợđào tạo nghề (ngành nghề nông thôn) cho lao động nông thôn (Quyết định số 2041/QĐ-UBND của UBND thành phố) về phê duyệt đềán “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố”.

Nghiên cứu tổ chức các hội thi, hàng năm tổ chức trao giải: “Sản phẩm tiêu biểu của làng nghề, ngành nghề nông thôn”; đề xuất phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Áp dụng các chính sách ưu đãi về khoa học công nghệ và môi trường làng nghề của Chính phủ (Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn). Theo đó, cơ sở ngành nghề nông thôn khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới, tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật… được hưởng các ưu đãi.

Khuyến khích, hỗ trợ làng nghề xây dựng và áp dụng quản lý sản phẩm theo ISO, tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế (HACCP). Các làng nghề đã có hợp tác xã tiếp tục hỗ trợ kết nối thêm các đầu mối kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ, xúc tiến đầu tư và đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Nhằm hỗ trợ hợp tác xã làng nghề phát triển, áp dụng hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho hợp tác xã làng nghề, ngành nghề nông thôn thành lập mới theo Quyết định số 5259/QĐ-UBND. Mỗi hợp tác xã làng nghề, ngành nghề nông thôn thành lập mới được hỗ trợ một phần kinh phí (nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng cho một hợp tác xã) để mua sắm các trang thiết bị cần thiết Các doanh nghiệp, tổ hợp tác, tổ ngành nghề, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố tiếp cận nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND.

Dựán bảo tồn và phát triển làng nghềđược UBND huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ và quận 12 triển khai đến năm 2020, đồng hành với các chính sách hỗ trợ cho làng nghề. Bên cạnh đó, các địa phương còn vận dụng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố (Quyết định 655). Theo đó, thành phố hỗ trợ tối đa 100% lãi suất với đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp… với mức cho vay lên đến 10 tỷ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chính sách tạo lực đẩy cho làng nghề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO