Chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP

THU ĐÔNG| 25/11/2021 10:21

KHPTO - Ngày 7/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Dưới đây là một số nội dung trọng tâm của chính sách này:

Chính sách hỗ trợ

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu, bao gồm: Đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải), máy móc thiết bị, bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa.

Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.

Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

Đối với đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ (Gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải); thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản: Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400 CV đến dưới 800 CV thì chủ tàu được vay vốn ngân hàng tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 5%/năm.

Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên, thì chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.

Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm. Trong đó, chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới cho tàu, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm. Trong đó, chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

Đối với nâng cấp tàu vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính dưới 400 CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị nâng cấptàu với lãi suất 7%/năm. Trong đó, chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

Đối với trường hợp gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị nâng cấp với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

Tàu cá đóng mới phải sử dụng máy thủy mới; trường hợp nâng cấp máy tàu có thể sử dụng máy thủy mới hoặc máy thủy đã qua sử dụng theo quy định.

Chính sách cho vay vốn lưu động

Tối đa 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản.

Tối đa 70% chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác hải sản.

Lãi suất cho vay là 7%/năm.

Chính sách bảo hiểm

Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản, nghiệp đoàn nghề cá và có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên.

Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.

Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức: 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến dưới 400 CV; 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO