Cần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi

DẠ THI| 08/07/2020 09:09

KHPTO - Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi gây ra ở các hu y ện ng o ại t hà nh TP.HCM đang ngày một tăng ở mức báo động, do đó, rất cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân khu vực nông thôn.

Tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi có nguyên nhân cơ bản sau: do ngành chăn nuôi tăng trưởng nhanh và mạnh liên tục trong những năm gần đây đã tạo ra lượng chất thải rất lớn, tới hàng triệu tấn mỗi năm; việc xử lý chất thải chăn nuôi không triệt để; quản lý từ đầu nguồn đến hết quy trình chăn nuôi chưa kiểm soát triệt để vấn đề phát thải; khâu quy hoạch, kỹ thuật xây dựng, nuôi dưỡng, thu hoạch, giết mổ, chế biến, vận chuyển lưu thông, bảo quản còn chưa tập trung đúng mức đến quản lý môi trường; hệ thống thể chế, chính sách chưa đủ và thiếu đồng bộ nên việc ứng dụng trực tiếp vào chăn nuôi còn nhiều khó khăn; công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác chưa phát huy được thế mạnh.

Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh và chi phí phòng trị bệnh, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, nguy cơ bùng phát dịch bệnh ngày càng cao.

Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt với những người trực tiếp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường còn chứa các vi sinh vật có thể là nguồn truyền nhiễm của nhiều bệnh ra môi trường và cộng đồng nếu không được xử lý đúng quy trình vệ sinh và đảm bảo an toàn. Nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi, thì việc xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi như: hầm biogas, đệm lót sinh học... là cần thiết và quan trọng. Muốn vậy, cần tăng cường cơ chế, chính sách hỗ trợ của thành phố đến các hộ chăn nuôi, đồng thời, hướng dẫn quy trình vận hành, bảo dưỡng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi để người dân áp dụng và thực hiện đúng quy trình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO