Các rối loạn do thiếu iod

M.A| 18/10/2019 14:42

KHPTO - Nhiều người cho rằng, chỉ có người sống ở miền núi và đồng bằng mới thiếu iod, còn dân miền biển do ăn nhiều cá biển, hải sản… nên đã được bổ sung iod đầy đủ. Tuy nhiên, theo TS.BS. Lâm Vĩnh Niên, trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện đại học y dược TP.HCM, Việt Nam là vùng dịch tễ của thiếu iod, tình trạng thiếu iod xảy ra ở toàn bộ các địa phương, không phân biệt vùng núi, đồng bằng hay ven biển, dù các thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá, rong biển… rất dồi dào iod.

Tổ chức y tế thế giới ước tính có 30% dân số trên thế giới thiếu iod, Việt Nam cũng nằm trong khu vực thiếu iod. Năm 2005, Việt Nam đã hoàn thành việc thanh toán các rối loạn do thiếu iod ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, theo điều tra năm 2010 - 2011 của Tổng cục thống kê UNICEF, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iod tại Việt Nam là 45,1%.

Nguyên nhân thiếu iod, do iod là vi chất đặc biệt vì nó không tự nhiên có trong thực phẩm, hàm lượng iod trong thức ăn nguồn gốc cả động vật và thực vật phụ thuộc hàm lượng iod trong đất ở địa phương. Iod nằm trong lớp đất trên cùng nên dễ bị mất đi do phá rừng làm xói mòn, lụt lội vì vậy thực phẩm không chứa iod gây ra thiếu iod cho người sử dụng, nhất là ở vùng núi.

Cách phòng ngừa thiếu iod tốt nhất là dùng các thực phẩm có bổ sung iod như muối iod, bột canh iod, hoặc nước mắm iod. Riêng với thai nhi và trẻ em, giai đoạn quan trọng nhất cần phải bổ sung iod cho hai đối tượng này. Để bảo đảm nhu cầu iod của trẻ, cần chú ý đến việc sử dụng muối iod trong chế biến thức ăn và các thực phẩm giàu iod ngay từ lúc mẹ mang thai. Trẻ đến tuổi ăn dặm cần được cung cấp chế độ ăn phong phú và cân đối các nguồn thực phẩm. Trẻ dưới 1 tuổi không cần bổ sung muối vào bữa ăn. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, nếu có sử dụng muối khi chế biến thức ăn thì nên dùng muối iod.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các rối loạn do thiếu iod
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO