Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công trong tuyển dụng của sinh viên

Anh Thư| 10/03/2019 08:36

KHPTO - Làm sao để có thể ứng tuyển được vào các công ty doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đăng ký? Làm sao để thu hút nhà tuyển dụng chú ý vào CV của ứng viên khi ứng tuyển? Cách giao tiếp và trả lời phỏng vấn của nhà tuyển dụng, cũng như tác phong và cách ứng xử khi gặp tình huống bất ngờ.

Theo ThS. Huỳnh Thị Cẩm Hoa, Trường cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM, KS. Nguyễn Chí Trung, Công ty PITC, sinh viên đừng lo lắng khi không có việc để làm mà hãy lo lắng rằng mình đã chuẩn bị được những gì để phục vụ cho công việc, cho xã hội. Và quan trọng là các em đã chuẩn bị được những kiến thức, kỹ năng gì cho việc đi phỏng vấn ứng tuyển cho một công ty, doanh nghiệp trong vào ngoài nước. Khi các em đã có sự chuẩn bị đầy đủ thì việc các em có ứng tuyển được vào một công ty hay doanh nghiệp nào đó hay không chỉ là sớm hay muộn mà thôi, vì nhu cầu tuyển dụng nhân lực có khả năng và năng lực đối vi các công ty, doanh nghip không bao gisuy gim. Sau đây là các tiêu chuẩn đánh giá ứng viên của các bộ phận tuyển dụng:

Tính cách, đạo đức: đây là yếu tố hàng đầu được quan tâm khi thực hiện tuyển dụng. Các nhân viên mới ứng tuyển tuyệt đối không có các tiền án tiền sử, không nghiện hút, không cờ bạc. Tính cách trung thực, không tham lam, siêng năng luôn là điểm cộng lớn nhất khi các sinh viên tham gia tuyển dụng. Điển hình như tại một ngày phỏng vấn với một bộ phận công ty chuyên về viễn thông tại một quán cà phê, việc tuyển dụng diễn ra rất cởi mở và gần gũi nhằm mục đích kiểm tra dễ dàng hơn về tính cách và đạo đức của ứng viên.

Trong quá trình phỏng vấn có vài em sinh viên đã bộc lộ sở thích như chơi đá gà, chơi đánh đề, chơi game,… các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội và ứng viên đó đã bị loại sau khi tham gia phỏng vấn xong.

Kỹ năng giao tiếp: trong quá trình các em đi phỏng vấn ngoài kiến thức, trình độ học vấn ra thì kỹ năng giao tiếp cũng không kém phần quan trọng. Cách trả lời câu hỏi hoặc cách đặt vấn đề ngược lại đối với đơn vị tuyển dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thu hút của cá nhân ứng tuyển đối với đơn vị doanh nghiệp đang tuyển dụng. Bản thân cần phải tạo ra được sự thoải mái, tự tin nhưng không mang tính kiêu ngạo hay dè dặt.

Đa số những người phỏng vấn đều là những “key person” của doanh nghiệp. Vì vậy, các em sinh viên khi đi phỏng vấn cần phải chú trọng lời ăn tiếng nói, cần có sự tôn trọng, lễ phép và sự chân thật với bản thân cũng như đối với người đang phỏng vấn.

Kinh nghiệm: Theo ThS. Huỳnh Thị Cẩm Hoa, nếu nói các doanh nghiệp không cần kinh nghiệm khi đi ứng tuyển là một điều sai lầm. Tại sao các trường đại học, cao đẳng dần chú trọng về giáo dục đào tạo theo nhu cầu đơn đặt hàng của doanh nghiệp, tại sao lại có những đợt thực tập thực tế tại các doanh nghiệp. Đó chính là để cho sinh viên được va chạm thực tế, được trải nghiệm một ứng dụng thực tế tại doanh nghiệp và đây cũng được xem như là một kinh nghiệm quý có tính thuyết phục cho một công việc ứng tuyển sau khi tốt nghiệp ra trường. Nhưng đa phần sinh viên lại không biết vận dụng thời gian đi thực tập để làm tốt công việc hay để học hỏi thêm kinh nghiệm mà ngược lại các em chỉ đi điểm danh cho có mặt, cho có điểm gọi là điểm thực tập để tính vào kết quả cuối cùng cho đợt tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, nếu trong quá trình đi học, sinh viên biết kiếm thêm những công việc có liên quan đến ngành nghề mình ứng tuyển thì đó là một lợi thế lớn khi đi phỏng vấn và một phần nào đó được doanh nghiệp chú ý đến.

Bằng cấp: đối với một số người, bằng cấp của họ không ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụngcủa họ vì họ đã có tên tuổi trong ngành nghề của họ. Nhưng đối với các em sinh viên mới ra trường thì bằng cấp là thứ chứng minh quá trình học tập, làm việc của mình. Khi các em có nhiều bằng cấp liên quan đến ngành nghề đang theo học thì đó là các điểm cộng rất tốt cho các em. Cho nên, ngoài việc học tập ngành nghề tại trường cao đẳng, đại học thì các em cần học thêm những kiến thức khác bổ sung thêm cho công việc của mình như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng ứng xử, chứng chỉ kế toán…. có liên quan hỗ trợ thêm cho công việc của mình.

Tác phong: các em sinh viên nên có tác phong tương ứng với các ngành nghề của mình. Khi các em đi phỏng vấn về ngành kỹ thuật các em nên có tác phong gọn gàng, khi các em đi phỏng vấn về ngành giáo dục, đào tạo các em nên không có hình xăm, khuyên tai (đối với nam),…

Tác phong của các em chính là ấn tượng ban đầu gặp mặt nên các em phải chú trọng về vấn đề trên.

Hồ sơ xin việc: các em phải thật chú tâm và dành nhiều thời gian cho đơn xin việc của mình. Khi hồ sơ xin việc lôi thôi là các em không tôn trọng bộ phận tuyển dụng.

Theo đánh giá của tác giả: tính cách, đạo đức chiếm 50%; kinh nghiệm chiếm 10%; bằng cấp 15%; tác phong 15%; hồ sơ xin việc 10%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công trong tuyển dụng của sinh viên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO