Bệnh suy giãn tĩnh mạch liên quan đến mạch vành

ĐÔNG HƯỜNG| 03/07/2017 09:38

KHPT-Các bệnh về động mạch vành hay bệnh giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay, thường có liên quan đến nhau, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời thì sẽ có nhiều hậu quả không thể lường trước được.

Triệu chứng của bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là một căn bệnh khó có thể phát hiện nhất, bởi đôi khi mắc bệnh nhưng lại không có bất kỳ một biểu hiện đặc biệt nào. Nhưng không phải là không có, những biểu hiện chung thường gặp phải là: đau ngực, đau lan xuống cánh tay trái và đôi khi lên hàm (thường là bên trái) khi gắng sức.

Nếu là cơn đau thắt ngực, đau trầm trọng như có cái kìm thắt bóp lấy ngực, đau lan xuống hai cánh tay.

Nếu là cơn đau tim, hoa mắt, đổ mồ hôi, buồn nôn, khó thở, ngất xỉu, ớn lạnh; sắc da xanh xao; đồng tử mở rộng; mạch yếu…

Biến chứng tắc động mạch chi dưới

Viêm động mạch chi dưới là một trong các biểu hiện của bệnh xơ vữa động mạch (lòng động mạch hẹp lại bởi các mảng xơ vữa), cản trở việc vận chuyển oxy tới chi dưới. Biểu hiện của bệnh là các triệu chứng đau khi bị chuột rút lúc di chuyển. Nếu không được điều trị, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn và phải cắt chi.

Các nguyên nhân gây viêm động mạch chi dưới bao gồm hút thuốc lá, tăng mỡ máu, tiểu đường và cao huyết áp. Vì vậy, để ngăn ngừa biến chứng này, phải hạn chế ăn những thực phẩm chứa chất béo bão hòa và nhiều đường, bỏ thuốc lá và điều trị triệt để các yếu tố nguy cơ. Đồng thời, phải tăng cường vận động.

Dấu hiệu đầu tiên của viêm tắc động mạch chi dưới là đau đột ngột ở một bên chân (cảm giác như bị chuột rút ở đùi) sau khi đi được một đoạn đường. Nếu không được điều trị, khoảng cách giữa những cơn đau sẽ ngắn lại, dẫn tới bít tắc hoàn toàn động mạch bởi các cục máu đông, gây hoại tử chi.

Bệnh giãn tĩnh mạch

Ở chi dưới có hai hệ thống tĩnh mạch, một ở sâu có nhiệm vụ dẫn lưu 90% máu tĩnh mạch của cẳng chân, một ở nông dẫn lưu 10% máu tĩnh mạch. Chính hệ thống tĩnh mạch nông gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Bình thường, sự lưu thông của máu tĩnh mạch từ chân lên đùi tiến hành được là nhờ: trương lực của thành mạch máu và hoạt động của cơ bàn chân, cẳng chân, đùi; có các van ngăn cản dòng máu quay trở lại chân.

Hiện tượng giãn tĩnh mạch xảy ra là do thành các tĩnh mạch nông yếu đi và có sự trục trặc ở hệ thống van, do đó có sự rò rỉ máu từ hệ thống mạch ở sâu sang hệ thống mạch ở nông, dần dần làm giãn các tĩnh mạch nông đến mức trở thành các túi chứa máu.

Điều này gây nặng nề và đau ở cẳng chân, có cảm giác như kiến bò, đôi khi bị chuột rút, sưng nề ở mắt cá chân, lở loét tĩnh mạch, xuất hiện những đám cứng sẫm màu, có thể xảy ra cục máu đông ở tĩnh mạch, thậm chí cả nghẽn tắc phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Điều hòa hệ tĩnh mạch - duy trì kiểm soát mạch vành

Theo lương y Phạm Ngọc Khánh (Phòng khám YHCT Phước An Đường, 799 Phạm Văn Bạch, P.12, Q. Gò Vấp, TP.HCM, ĐT: 0903.982619), tĩnh mạch giống như những động mạch lớn, cũng bị xơ cứng theo tuổi. Khoảng 70% lượng máu của cơ thể được chứa ở hệ thống tĩnh mạch. Cả sức chứa và sự chun giãn của các tĩnh mạch có mối tương quan lớn với các động mạch, do vậy toàn bộ sức chứa của mạch máu phụ thuộc phần lớn vào cấu trúc và chức năng của hệ tĩnh mạch. Vì vậy, sự điều hòa của hệ tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự kiểm soát hệ tim mạch.

“Khoảng trên 70% người bị suy giãn tĩnh mạch sâu liên quan đến tim mạch. Bị bệnh này gây ra tình trạng huyết khối, máu khó lưu thông, nên tim phải làm việc nhiều hơn bình thường, hậu quả dẫn đến mệt, hụt hơi. Ngoài ra, nếu đi bộ hoặc vận động nhiều cơ thể có cảm giác như thiếu oxy, mệt mỏi, ho, thở khó…

Để điều trị bệnh tận gốc bằng đông y, Phòng khám YHCT Phước An Đường có bài thuốc gồm hơn 30 vị như: rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, huyền sâm, xuyên khung, xích thược... Tùy vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng của bệnh nhân mà cân đo liều lượng thuốc cho phù hợp.

Ngoài ra, trong quá trình đang điều trị, các bệnh nhân phải hạn chế tối đa dùng các chất kích thích, thức ăn nóng, cay. Để hiệu quả chữa bệnh được nhanh hơn, khí huyết lưu thông tốt hơn, phòng khám còn kết hợp phương pháp châm cứu”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bệnh suy giãn tĩnh mạch liên quan đến mạch vành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO