Bệnh “ám ảnh sợ khoảng trống”

Hoài Vũ| 25/11/2018 21:48

KHPTO - Theo BS. Phạm Văn Trụ, Bệnh viện tâm thần TP. HCM, bệnh nhân nam 20 tuổi đến khám với các triệu chứng lo âu tới mức phải tránh đi tới nơi chốn đông người, đặc biệt là khi đến chỗ đông bạn bè.

Cảm giác bị đe dọa vì phòng học rộng, với rất đông sinh viên và vắng mặt trong thời gian 2 tháng, trước đó vắng ít hơn khi có người bạn cùng bước vào phòng học. Tuy nhiên người bạn này không thể đi cùng hết học kỳ.

Bệnh nhân không uống bia rượu, không hút thuốc hay ma túy, khám thực thể hoàn toàn bình thường.

Các chẩn đoán đặt ra như sau:

-Ám ảnh sợ khoảng trống.

-Rối loạn lo âu lan tỏa.

-Rối loạn hoảng loạn.

-Rối loạn stress sau sang chấn.

-Ám ảnh đặc biệt.

Câu trả lời là ám ảnh sợ khoảng trống (agoraphobia).

Theo BS. Phạm Văn Trụ, ám ảnh sợ là một bệnh tâm thần nguyên nhân liên quan lo âu tránh né các tình huống như đám đông người, siêu thị, bến tàu xe và ……. Ít xảy ra cơn hoảng loạn, nguồn gốc của các biểu hiện lo âu có khuynh hướng chung cho tất cả các tình huống gặp phải.

Các biểu hiện lo âu thường nảy sinh từ sợ hãi các triệu chứng không khả năng hoặc lúng túng không thể thoát ra khỏi tình huống hoặc khi không có sự giúp đỡ của người khác. Người bệnh thường tạo lập một “khu vực an toàn” trong đó có cảm giác dễ chịu hoặc tìm cách nghĩ ra những “hành vi an toàn” nhằm giảm lo âu căng thẳng trong tình huống khó chịu khác.

Hành vi an toàn gồm đi cùng người thân hay mang theo vật dụng có ý nghĩa an ủi hoặc tìm vị trí đứng (hoặc ngồi) gần nơi dễ dàng thoát ra ngoài. Các yếu tố nguy cơ của ám ảnh sợ khoảng trống thường gặp là tuổi trẻ, nữ và có các biểu hiện của cơn hoảng loạn hay các ám ảnh sợ khác.

Trên đây là ca lâm sàng của chương trình Step I dành cho các sinh viên chuyên ngành trên trang web Osmosis (tiêu chí Everything you need to succeed in the health sciences).

Một trường hợp tại phòng khám: bệnh nhân Ng. V. A 31 tuổi, rất khỏe mạnh, đến từ Tây Ninh, là viên chức phụ trách phòng chức năng, thường phải tổ chức giao ban hàng ngày và báo cáo hoạt động tại hội nghị giao ban hàng tuần, hàng tháng toàn cơ quan. Các triệu chứng ban đầu là tự nhiên suy nghĩ, lo lắng, bứt rứt không yên vì ngày mai giao ban dù thành phần quen biết nhưng muốn nói nhanh gọn, phân công kết thúc sớm, nhưng đến giao ban cấp trên là cảm thấy sợ, đôi khi rất ngại vì đông người và rất khó khăn khi báo cáo. Triệu chứng kèm theo là nhức đầu chóng mặt, đôi khi giật mình hồi hộp khó ngủ.

“Đến nói chuyện với bác sĩ chẳng lo lắng gì” nhưng ngày mai đi làm là có cảm giác sợ, có lần hẹn bạn chí cốt đi theo.

Bệnh nhân đã khám tại 1 bệnh viện và 2 phòng mạch ngoài giờ, không rõ thuốc. Các chẩn đoán hình ảnh bình thường.

Bệnh nhân được chẩn đoán là Ám ảnh sợ khoảng trống.

Bệnh nhân được dùng 1 trong các loại thuốc nhóm SSRI, thuốc an thần giải lo sau trong 2 lần khám, tư vấn kéo dài hơn 30 phút. Sau 2 tuần các triệu chứng trên cải thiện và cho biết đã chủ động gia ban cấp phòng được. Tăng liều thuốc SSRI và giảm, sau đó ngưng thuốc an thần giải lo. Thời gian điều trị đã 5 tháng bệnh nhân đi làm bình thường, “chưa bị phát hiện bệnh tâm thần” và luôn đặt vấn đề thời gian uống thuốc bao lâu. Đây là một thách thức đối với cả bác sĩ chuyên khoa lẫn người bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bệnh “ám ảnh sợ khoảng trống”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO