Bể phân hủy kỵ khí trong xử lý nước thải

KS. NGUYỄN NGỌC ÁNH| 04/10/2011 12:34

Trong quy trình xử lý nước thải, bể kỵ khí quyết định trên 60% kết quả xử lý nước thải. Các loại vi sinh kỵ khí hoạt động rất mạnh và hiệu quả, vi sinh kỵ khí thường sinh ra trong điều kiện tại chỗ. Hầu như các chế phẩm vi sinh, kể cả sản phẩm quảng cáo nhập từ Mỹ về, đều có rất ít hoặc không có giống vi sinh kỵ khí nào (chỉ có loại hiếu khí).

 Sau quá trình phân hủy kỵ khí thường sinh ra một lượng sinh khối lớn, là các chất cặn phân hủy cùng với lượng chất thải của vi sinh - lượng sinh khối này nếu đi ngay vào khâu lọc, sẽ làm tắc nghẽn khe lọc cản trở việc lọc sạch nước thải.

Chính vì vậy, quá trình xử lý kỵ khí luôn đi kèm khâu lắng liên tục để giữ lại sinh khối cho phân hủy triệt để rồi xả ra ngoài.

Tính toán thiết kế bể xử lý kỵ khí phải dựa vào các yếu tố:

- Lưu lượng nước thải cần xử lý (m3/ngày).

- Tính chất nước thải giàu hay ít hữu cơ, lâu hay chóng phân hủy để xác định thời gian nước lưu trong bể có hiệu quả.

Thông thường từ 2 đến 5 ngày, tùy thuộc loại hữu cơ phân hủy lâu hay mau.

Bể sẽ gồm 2 phần. Phần kín có nắp là kỵ khí bao gồm ngăn chứa, ngăn lắng 1 và ngăn lắng 2 (thông nước bằng các siphông chữ T để chỉ cho nước lắng đi qua, cặn giữ lại). Phần hở không có nắp phía sau là ngăn chuyển tiếp giữa kỵ khí và hiếu khí tiếp sau, có cấu tạo lọc lỗ rỗng lớn để giữ thêm sinh khối và lắng đợt cuối trước khi bơm nước sang công trình xử lý hiếu khí.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bể phân hủy kỵ khí trong xử lý nước thải
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO