Bảo tồn nguồn giống được quy định theo Luật trồng trọt như thế nào?

HOÀI AN| 17/12/2019 14:37

KHPTO - Nhằm đảm bảo nguồn gen giống cây trồng ở Việt Nam, Quốc hội đã ban hành Luật trồng trọt 2018. Việc bảo vệ nguồn gen giống cây trồng vừa góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, vừa giúp sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên đa dạng sinh học.

Cụ thể, tại Điều 12 Luật trồng trọt có quy định rõ về việc bảo tồn nguồn gen giống cây trồng (có hiệu lực ngày 1/1/2020).

Việc bảo tồn nguồn gen giống cây trồng bao gồm các hoạt động:

- Điều tra, thu thập, lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng;

- Giải mã gen, đánh giá chỉ tiêu nông học, sinh học và giá trị sử dụng nguồn gen giống cây trồng;

- Thiết lập và chia sẻ dữ liệu, hệ thống thông tin tư liệu và nguồn gen giống cây trồng.

Chính phủ quy định chi tiết việc bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và ban hành Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu.

Hiện nay, việc duy trì khai thác và phát triển các giống cây trồng một cách hiệu quả, bền vững, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế, vừa bảo tồn được nguồn gen quý, đảm bảo đa dạng sinh học là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Để có thể thực hiện bảo tồn nguồn gen giống cây trồng hiệu quả nhất cần có sự chung tay của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm của người dân, của xã hội và cần triển khai những giải pháp đồng bộ từ xây dựng bộ máy, hệ thống tổ chức bảo tồn nguồn gen cây trồng đến hệ thống quản lý, mạng lưới đủ mạnh, rộng khắp trên tất cả vùng miền. Theo đó, cần tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin nguồn gen kết hợp với việc khai thác và sử dụng nguồn gen cây trồng một cách hợp lý, hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn nguồn giống được quy định theo Luật trồng trọt như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO