4 công trình khoa học xuất sắc được trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa

NHƯ QUỲNH| 22/05/2019 08:48

KHPTO – Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam GS.VS. Châu Văn Minh đã phê duyệt quyết định trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 cho 10 tác giả của 4 công trình xuất sắc. Giải thưởng năm nay đã được nhiều tác giả trên toàn quốc quan tâm, tìm hiểu và nộp hồ sơ. Qua vòng sơ tuyển, hội đồng giải thưởng đã chọn ra 23 công trình thuộc 3 lĩnh vực để xem xét đánh giá gồm: cơ học và vật lý có 7 công trình; các khoa học về sự sống có 6 công trình; các khoa học khác có 10 công trìn

Giải thưởng năm nay đã được nhiều tác giảtrên toàn quốc quan tâm, tìm hiểu và nộp hồ sơ. Qua vòng sơ tuyển, hội đồng giải thưởng đã chọn ra 23 công trình thuộc ba lĩnh vực đểxem xét đánh giá gồm: cơ học và vật lý có 7 công trình; các khoa học vềsự sống có 6 công trình; các khoa học khác có 10 công trình.

Bốn công trình nhận giải thưởng như sau:

1. “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vaccin cúm gia cầm subtype A/H5N1 ở Việt Nam” của tập thểtác giả: GS.TS. Lê Trần Bình, PGS.TS. Đinh Duy Kháng, Viện công nghệsinh học, Viện hàn lâm khoa học công nghệViệt Nam; TS. Trần Xuân Hạnh, Công ty cổ phần thuốc thúy trung ương, Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn.

Công trình là nỗ lực của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vaccin cúm A/H5N1 cho gia cầm trong 6 năm (từ 2006 - 2012). Và là công trình đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành công vaccin cúm gia cầm H5N1 đạt chất lượng sử dụng ở quy mô công nghiệp, trước mắt bảo đảm cung cấp một phần vaccin, tiến tới thay thế hoàn toàn vaccin nhập khẩu đểphục vụ cho công tác tiêm phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm nuôi ở nước ta.

2. “Nghiên cứu tổ hợp vật liệu đặc chủng phục vụ chế tạo bộ hỗ trợ chiến đấu cho người lính và lõi đạn xuyên động năng 85 mm” của tập thể tác giả: TS. Nguyễn Văn Thao, Trung tâm phát triển công nghệcao; PGS.TS. Đoàn Đình Phương, Viện khoa học vật liệu; TS. Lê Văn Thụ, Cục trang bị và kho vận, Bộcông an.

Công trình được trao tặng gồm 2 hợp phần: hợp phần 1 là dự án “Nghiên cứu phát triển công nghệchế tạo vật liệu tổ hợp bền, nhẹ, ứng dụng trong sản xuất các thiết bị, dụng cụ đặc chủng trang bị cho người lính”. Hợp phần đã nghiên cứu và chế tạo thành công những hệvật liệu gồm: vật liệu polymenanocomposit trên cơ sở vật liệu nhựa (PA6, HDPE,…) với vật liệu nano (ống carbon nano, nanoclay, hạt nano MgO, TiO2…); vật liệu nanocomposit trên cơ sở vải sợi (sợi carbon, sợi aramid, sợi UHMWPE…), nhựa nền (epoxy, phenolformandehyd, poly vinyl butiral..) với vật liệu nano (ống carbon nano, nanoclay, hạt nano MgO, TiO2…); gốm oxid nhôm mật độcao tăng bền bằng vật liệu nano (nanoclay, hạt nano MgO, TiO2…).

Các vật liệu có đặc tính: chống va đập, chống lực tác dụng mạnh (chống đạn) nhẹ, bền. Từ các vật liệu trên, các tác giảđã chếtạo thành công bộsản phẩm gồm: áo phao chống đạn súng ngắn K54; áo phao chống đạn súng tiểu liên AK47; tấm chống đạn súng bắn tỉa đạt tiêu chuẩn chống đạn NIJ 01.01.06 của Mỹ; nón bảo hiểm chống va đập; bộ ốp bảo vệ tay chống va đập; bộ ốp mềm bảo vệ chân, tấm chống đạn súng tiểu liên AK47. Các sản phẩm sử dụng vật liệu mới đã giảm được khối lượng xuống chỉcòn từ 80 đến 85% so với sản phẩm của nước ngoài mà tính năng chống đạn, chống va đập vẫn không thay đổi. Toàn bộcác sản phẩm đã được thử nghiệm khảnăng chống đạn trên thực tế bằng bắn đạn thật theo tiêu chuẩn.

Hợp phần 2 là “Nghiên cứu công nghệchế tạo một sốchủng loại hợp kim vônfram ứng dụng làm lõi đạn xuyên động năng trong quân sự”. PGS.TS. Đoàn Đình Phương, Viện khoa học vật liệu, triển khai nghiên cứu và đã giải quyết được vấn đề, chế tạo được vật liệu với các đặc tính: tỷ trọng, ứng dụng công nghệép nóng đẳng tĩnh ở nhiệt độvà áp suất cao, tạo ra hợp kim có mật độsít chặt trong toàn bộthểtích; giảm thiểu tính chất gây giòn, tăng độdai của hợp kim bằng phương pháp loại bỏ pha êta trong cấu trúc hợp kim. Thành công này không những được dùng trong sản xuất thiết bị đặc chủng mà còn được các tạp chí quốc tế ISI có uy tín vềvật liệu kim loại và gốm công bố.

3. “Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại công nghiệp và y tế” của tập thểtác giả: PGS.TS. Trịnh Văn Tuyên, Viện công nghệ môi trường; KSC. Mai Trọng Chính, Viện hàn lâm khoa học công nghệViệt Nam; TS. Nguyễn Thế Đồng, Tổng cục môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường.

Trải qua hơn 15 năm nghiên cứu, thực nghiệm và không ngừng cải tiến, nhóm tác giảđã chế tạo thành công và đưa vào ứng dụng thực tế công nghệ, hệthiết bị VHI-18B và IET-BF, lắp đặt tại hơn 50 cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại y tế và công nghiệp và hơn 25 cơ sở xử lý nước thải y tế trên cảnước. Ưu điểm vượt trội của các công nghệxử lý này so với các công nghệxử lý chất thải khác đang được ứng dụng ở nước ta là chi phí đầu tư và chi phí xử lý thấp, vận hành đơn giản, đạt hiệu quảxử lý môi trường. Nhóm tác giảđã có 2 bằng độc quyền sáng chế, 1 bằng độc quyền giải pháp hữu ích vềcác công nghệđược áp dụng trong thực tiễn sản xuất.

4. “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa phục vụ đồng bằng sông Cửu Long” của GS.TS. Nguyễn Thị Lang, Viện nghiên cứu nông nghiệp công nghệcao đồng bằng sông Cửu Long, Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn.

Công trình là sự đúc kết khoa học của hơn 100 đềtài vềsản xuất lúa gạo, lĩnh vực di truyền chọn tạo giống lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Điểm nổi bật của công trình là đã chọn tạo thành công các giống lúa chịu mặn có nguồn gốc từ giống lúa trời, địa phương gọi là “lúa ma” ở vùng Đồng Tháp Mười. Tác giảđã nghiên cứu kết hợp những tính năng chống chịu của “lúa ma” với giống lúa cao sản đểtạo nên một giống lúa mới. Các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu vềdi truyền cây lúa, genome học cây lúa mang ý nghĩa thực tiễn cao, đóng góp thiết thực vào sự phát triển sản xuất lúa gạo trong nước và nâng cao vị trí ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam trên thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
4 công trình khoa học xuất sắc được trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO